Quan điểm, mục tiêu phát triển KT XH của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 116 - 119)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT XH của tỉnh Bình Dương

3.1.3.1. Quan điểm phát triển KT – XH

Tiếp tục phát triển KT – XH của tỉnh theo hướng cân đối, bền vững với tốc độ cao và đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và phúc lợi của nhân dân. Thực hiện phương châm phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giàu đẹp. Bình Dương cùng với TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai tạo ra bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam chuyển đổi mạnh mẽ về lượng và về chất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng dần tỉ trọng DV, ổn định tỉ trọng CN và giảm dần tỉ trọng NN, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, CNH và HĐH NN, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Dương trở thành TP loại I, là trung tâm CN lớn của cả nước.

Phát triển nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế, thu hút vốn, công nghệ của các nước phát trine. Phát triển nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, từng bước tạo ra sự chuyển biến cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác ngày càng nâng cao. Rút ngắn sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo.

Phát triển KT - XH phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp hài hoà giữa khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên tạo ra giá trị sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.

Quốc phòng - An ninh là một nhiệm vụ quan trọng của cả nước. Do vậy, đối với Bình Dương, khi quy hoạch tổng thể KT - XH cần phải quán triệt quan điểm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh trên địa bàn, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển KT – XH

Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị văn minh hiện đại, trở thành một cực phát triển KT- XH của vùng KTTĐ phía Nam, có sức lan toả lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh. Bình Dương thực sự trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật hiện đại, quốc phòng an ninh vững chắc ở vùng ĐNB.

đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025

Ngành kinh tế 2015 2020 2025

Tăng trưởng VA kinh tế - % 13,5 13,5 14,0

Cơ cấu kinh tế (%, giá hiện hành) 100 100 100

Nông lâm nghiệp 3,0 2,0 1,9

CN xây dựng 59,0 48,5 41,8

Thương mại DV 38,0 49,5 56,3

VA (GDP/người - USD) 2.872 6.170 15.462

GDP/người cả nước – USD 2.000 3.000 3200 -

Tỉ lệ % so với cả nước 143,6 205,6 - 192,8 -

Nguồn: UBNN Bình Dương, Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.

Giai đoạn 2011 – 2015:

Cùng với vùng KTTĐ phía Nam, Bình Dương sẽ cơ bản hoàn thành CNH. Đến năm 2015 phấn đấu cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh gồm ngành CN xây dựng; ngành DV thương mại và ngành NN có tỉ lệ tương ứng khoảng: 59,0%; 38,0% và 3,0%. GDP/người đạt 2.872 USD vào năm 2015.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu đạt 23,55 triệu USD năm 2015, kim ngạch nhập khẩu là 16,5 triệu USD năm 2015. Quá trình đô thị hoá tiếp tục tăng nhanh đạt khoảng 75% năm 2015.

Dự báo dân số vào năm 2015 đạt 2,043 triệu người, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân là 3,82%/năm. Giải quyết việc làm cho khoảng 44,0 nghìn lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo là 65,0%, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 65,0%, tỉ lệ dân cư sử dụng nước sạch là 99,0%, tỉ lệ chất thải rắn được thu gom xử lí đạt 90,0%. Cơ cấu lao động trong các ngành DV tăng lên 38,0% năm 2015, các ngành CN - xây dựng sử dụng 48,0% lao động, các ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn 14,0% lao động. Tỉ lệ lao động không có việc làm khoảng 4,2%. Nâng thu nhập bình quân đầu người từ 30 triệu đồng lên 52,0 triệu đồng/người. Tỉ lệ tiêu dùng dân cư đạt 19,0% thu nhập.

Nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tăng tuổi thọ lên 77 tuổi. Số cán bộ y tế (CBYT) tăng từ 27 CBYT/vạn dân lên 38 CBYT /vạn dân; trong đó, nâng từ 8 bác sĩ/vạn dân lên 15 bác sĩ/vạn dân. Tỉ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế là 100,0%.

Bình Dương sẽ trở thành trung tâm CN lớn, tầm quốc gia và khu vực, trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Cơ cấu các ngành kinh tế có tỉ lệ tương ứng là: Ngành DV thương mại 49,5%, ngành CN xây dựng 48,5%, ngành NN 2,0%. Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 6.170 USD và 15.462 USD năm 2025. Kim ngạch xuất khẩu đạt 68,95 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 32,3 triệu USD.

Quá trình đô thị hoá đạt 80,0%. Thu nhập của người lao động khoảng 135,8 triệu đồng. Giải quyết cho khoảng 40,0 nghìn lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70,0%. Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 75%. Tỉ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch là 100,0%.

Nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tăng tuổi thọ trung bình lên 80 tuổi. Số cán bộ y tế tăng từ 38 CBYT/vạn dân lên 60 CBYT /vạn dân; trong đó, nâng từ 15 bác sĩ/vạn dân lên 35 bác sĩ/vạn dân.

Phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung xây dựng đường trục giao thông huyết mạch dọc và ngang. Cơ bản hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng KT- XH hội đạt tiêu chuẩn đô thị trực thuộc trung ương.

Triển vọng đến năm 2025

Phấn đấu đến năm 2025 cơ cấu kinh tế Bình Dương chuyển dịch hẳn sang cơ cấu DV thương mại, CN xây dựng và NN với tỉ trọng tương ứng là: 56,3%; 41,8% và 1,9%.

Bình Dương là một đô thi trực thuộc trung ương có kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định. Tăng trưởng kinh tế thời kì 2021 – 2025 bình quân 14%/năm, trong đó CN xây dựng tăng bình quân 10,0%/năm, khu vực DV tăng 16,8%/năm, khu vực NN tăng 2,8%/năm.

Biểu đồ 3.1.Cơ cấu GDP tỉnh Bình Dương năm 2015 – 2020 – 2025

Kim ngạch xuất khẩu đạt 186,0 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 63,0 triệu USD. Tổng dân số có quy mô khoảng 3 triệu người. Quá trình đô thị hoá đạt 85,0%.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)