Khái quát về tình hình phát triển CN tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 71)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Khái quát về tình hình phát triển CN tỉnh Bình Dương

2.3.1.1. GTSXCN tăng trưởng nhanh

GTSXCN năm 1997 đến năm 2011 tăng liên tục từ 3.977,9 tỉ đồng lên đến 123.201,4 tỉ đồng tăng gấp gần 31 lần so với năm 1997.

Bảng 2.11. GTSXCN tỉnh Bình Dương 1997 – 2011

Đơn vi: Tỉ đồng – giá 1994

Năm 1997 2001 2005 2009 2011

GTSXCN 3.977,9 12.347,5 42.577,7 87.837,6 23.201,4 Tốc độ tăng trưởng (%) 100 310,4 1.070,4 2.208,1 3.097,1

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương 1997 – 2011

Mặc dù GTSXCN của Bình Dương còn thấp hơn so với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng đang ngày càng tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSXCN của vùng ĐNB và của cả nước, tỉ trọng GTSXCN của tỉnh Bình Dương

trong vùng ĐNB tăng liên tục qua các năm, từ 8,7% năm 2001 lên 17,4% năm 2010 và 21,1% năm 2011.

Bảng 2.12. Cơ cấu GTSXCN các tỉnh thành vùng ĐNB giai đoạn 2001 – 2010

Đơn vị: % Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2010 Toàn Vùng 100 100 100 100 100 100 Bình Phước 0,3 0,3 0,4 0,4 0,6 0,8 Tây Ninh 0,8 0,8 1,0 1,2 1,2 1,4 Bình Dương 8,7 11,8 14,5 16,7 17,0 17,4 Đồng Nai 18,8 17,9 19,1 20,6 19,8 21,2 Bà Rịa - Vũng Tàu 21,7 21,9 21,5 19,0 18,9 19,0 TP. HCM 49,7 47,3 43,5 42,1 42,5 40,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê – http://www.gso.gov.vn GTSXCN và tốc độ tăng trưởng GTSXCN của tỉnh có sự khác nhau theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ:

GTSXCN theo ngành

Trong GTSXCN theo ngành năm 2011 thì ngành CNCB luôn chiếm giá trị lớn nhất, đạt 121.910 tỉ đồng; ngành CNKT đạt 1.063,8 tỉ đồng; ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước đạt 227,6 tỉ đồng chiếm giá trị thấp nhất.

Biểu đồ 2.7. GTSXCN tỉnh Bình Dương 1997 – 2011

Nhìn chung GTSXCN của các ngành tăng liên tục qua các năm. Giai đoạn 1997 – 2011 GTSXCN ngành CNKT tăng từ 90,9 tỉ đồng lên 1.063,8 tỉ đồng, tăng 972,9 tỉ đồng; ngành CNCB tăng từ 3.885,0 tỉ đồng lên 121.910 tỉ đồng, tăng 118.025 tỉ đồng; ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước tăng từ 2,0 tỉ đồng lên 227,6 tỉ đồng, tăng 225,6 tỉ đồng.

Như vậy ngành CNCB có mức tăng cao nhất, kế tiếp là ngành CNKT, ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước có mức tăng thấp nhất trong cùng kì.

Về tốc độ tăng trưởng GTSXCN thì ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, sau 15 năm từ năm 1997 – 2011 đạt 11.380,0%, tuy nhiên về quy mô thì ngành này chiếm giá trị thấp nhất. Trong khi đó ngành CNCB tăng lên 3.138,0%, ngành CNKT tăng lên 1.170,3% trong cùng kì. Trong cơ cấu GTSXCN thì tỉ trọng ngành CNKT, CNSX & PP điện khí đốt, nước có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỉ trọng ngành CNCB tăng lên.

Bảng 2.13. GTSXCN và tốc độ tăng trưởng GTSXCN Bình Dương theo nhóm ngành giai đoạn 1997 - 2011 Đơn vị: Tỉ đồng – giá so sánh Năm 1997 2001 2005 2009 2011 % gđ 2001 – 2011 Tổng 3.977,9 12.347,5 42.577,7 87.837,6 123.201,4 27,8% Tốc độ tăng trưởng (%) 100 % 310,4% 1.070,4% 2.208,1% 3.097,1% CNKT 90,9 207,4 384,9 956,3 1.063,8 19,2% 100 % 228,8% 423,4% 1.052,0% 1.170,3% CNCB 3.885,0 12.038,1 42.077,7 86.731,9 121.910 27,9% 100 % 309,9% 1.083,1% 2.232,5% 3.138,0% CNSX&PP điện, khí đốt, nước 100 % 2,0 5.100% 102 5.755% 115,1 7.475,0% 149.5 11.380% 227,6 40,2% Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương 1997 – 2011

GTSXCN theo thành phần kinh tế

GTSXCN theo thành phần kinh tế có sự tăng trưởng nhanh ở cả ba khu vực, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ năm 1997 đến năm 2011 tăng 4.401,8%. Tiếp đến là khu vực ngoài nhà nước tăng 2.702,9%, khu vực nhà nước có tốc độ tăng trưởng chậm nhất đạt 369,5%.

GTSXCN giai đoạn 1997 – 2011 khu vực kinh tế nước ngoài tăng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất, tăng từ 1.884,8 tỉ đồng lên 82.965,7 tỉ đồng, tăng 81.080,9 tỉ đồng. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng lên, tăng từ 1.393,0 tỉ đồng lên 37.648,7 tỉ đồng, tăng 36.255,7 tỉ đồng. Khu vực nhà nước cũng tăng lên, tăng từ 700,2 tỉ đồng lên 2.587 tỉ đồng, tăng 1.886,8 tỉ đồng và chiếm tỉ trọng thấp nhất. Như vậy có thể nói nhân tố thúc đẩy tăng trưởng GTSXCN của tỉnh Bình Dương chủ yếu là nhờ vào việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

nước ngoài.

Bảng 2.14. GTSXCN và tốc độ tăng trưởng GTSXCN Bình Dương theo thành phần kinh tế giai đoạn 1997 - 2011

Đơn vị: Tỉ đồng - giá 1994

Năm 1997 2001 2005 2009 2011

KV nhà nước 100 % 700,2 199,2% 1.394,6 291,0% 2.037,5 2.103,2 300,4% 369,5% 2.587 KV ngoài nhà nước 1.393,0 100 % 281,8% 3.925,1 10.533,4 25.915,9 37.648,7 756,2% 1.860,4% 2.702,7% KV có vốn đầu tư nước

ngoài

1.884,8 7.027,8 30.006,8 59.818,5 82.965,7

100 % 372,9% 1.592,0% 3.173,7% 4.401,8%

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương 1997 – 2011

GTSXCN theo lãnh thổ

Trong GTSXCN theo lãnh thổ thì ngành CN tỉnh Bình Dương tập trung phát triển mạnh nhất ở TX. Dĩ An, TX. Thuận An và TP. Thủ Dầu Một, ba địa phương này chiếm tới 89,92% cơ cấu GTSXCN năm 1997. Trong khi các huyện phía Bắc tỉnh chỉ chiếm 10,08% năm 1997.

Bảng 2.15. GTSXCN tỉnh Bình Dương theo lãnh thổ giai đoạn 1997 – 2011

Đơn vị: Tỉ đồng – giá 1994 Năm 1997 2001 2005 2009 2011 VA % gđ 1997 –2011 TP.Thủ Dầu Một 846,8 1.226 1.946,6 3.923,5 7.896,1 7.049,3 17,3 Dầu Tiếng 3,5 364,1 439,4 446,4 458,0 454,5 41,6 Bến Cát 231,7 514,5 2.939,2 11.185,0 18.551,3 18.319,6 36,8 Phú Giáo 14,5 174 295,9 360,3 517,8 503,3 29,1 Tân Uyên 175,3 446,3 2.846,2 6.853,0 10.275,3 10.100,0 33,7 TX. Dĩ An 1.231 4.484,8 14.858,9 28.279,2 33.612,7 32.381,7 26,6 TX. Thuận An 1.475,2 5.137,8 19.251,6 36.790,4 51.890,2 50.415,0 28,9

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương 1997 – 2011 Như vậy bức tranh phân bố CN tỉnh Bình Dương thể hiện sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Đồng thời cũng thể hiện sự bất cập trong việc phát triển không đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng giữa các vùng trong tỉnh.

Chính sách của tỉnh đã và tiếp tục tăng cường phát triển CN lên các huyện phía Bắc. Nhờ đó, giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng CN của các huyện phía Bắc đang ngày càng tăng cao: huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên, trung bình trên 35%/năm. Đến năm 2011 tỉ trọng CN các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương đã tăng lên 25,32% tăng 15,24% so với

năm 1997, TX. Dĩ An, TX. Thuận An và TP. Thủ Dầu Một chiếm còn 74,68% giảm 15,24% so với năm 1997.

GTSXCN của các địa phương trong tỉnh liên tục tăng lên qua các năm, trong đó GTSXCN của các huyện Bến Cát, Tân Uyên, TX. Dĩ An, TX. Thuận An tăng mạnh nhất, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo tăng chậm nhất. Giai đoạn 1997 – 2011 GTSXCN TP. Thủ Dầu Một tăng 7.049,3 tỉ đồng, đạt 7.896,1 tỉ đồng năm 2011; TX. Thuận An tăng 50.415 tỉ đồng, đạt 51.890,2 tỉ đồng năm 2011; TX. Dĩ An tăng 32.381,7 tỉ đồng đạt 33.612,7 tỉ đồng năm 2011; huyện Dầu Tiếng tăng 454,5 tỉ đồng đạt 458 tỉ đồng năm 2011; huyên Bến Cát tăng 18.319,6 tỉ đồng đạt 18.551,3 tỉ đồng năm 2011; huyện Phú Giáo tăng 503,3 tỉ đồng đạt 517,8 tỉ đồng năm 2011; huyện Tân Uyên tăng 10.100 tỉ đồng đạt 10.257,3 tỉ đồng năm 2011.

Về quy mô GTSXCN năm 2011 theo thứ tự là: GTSXCN TX. Thuận An lớn nhất, kế tiếp là TX. Dĩ An, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên, TP. Thủ Dầu Một, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng có GTSXCN thấp nhất.

2.3.1.2. Cơ cấu sản phẩm CN Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH hình thành một số ngành CN chủ lực

Cơ cấu sản phẩm CN của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, giai đoạn đầu tập trung sản xuất các loại sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, dựa vào nguyên liệu và nhân công tại chỗ là chính như hạt điều, đũa tre, tinh bột mì…

Càng về sau các loại sản phẩm CN có sự phong phú, đa dạng hơn, các sản phẩm sản xuất ra ngày càng hiện đại, tinh vi, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số loại sản phẩm như: hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ y tế, da giày, linh kiện điện tử, cao su và plastic…

Trong cơ cấu giá trị sản xuất theo sản phẩm CN của tỉnh thì tỉ trọng sản phẩm ngành CNCB có xu hướng tăng lên và luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trên 97%, năm 1997 là 97,74% đến năm 2011tăng lên 99,1%. Tỉ trọng sản phẩm ngành CNKT có xu hướng giảm xuống, giảm từ 2,21% năm 1997 xuống còn 0,77% năm 2011. Tỉ trọng sản phẩm ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể, tăng từ 0,05% năm 1997 lên đến 0,13% năm 2011.

Trong sản phẩm CNCB đã có 16 mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm CN, đây là những sản phẩm CN chủ lực của tỉnh bao gồm: Thực phẩm và đồ uống, giường, tủ, bàn ghế, sản phẩm da và giả da, hóa chất, dệt may, sản phẩm khoáng phi kim

loại, kim loại, sản phẩm cao su và plastic, sản phẩm từ kim loại, thiết bị điện tử, xe có động cơ, giấy và sản phẩm từ giấy, máy móc thiết bị, radio, ti vi, thiết bị truyền thông, phương tiện vận tải và sản phẩm đồ gỗ và lâm sản.

2.3.1.3. Kim ngạch xuất khẩu CN tăng nhanh

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CN duy trì được mức tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 1997 – 2011 tăng trưởng 29,9%/năm, cao hơn mức tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (27,03%). Năm 2011, giá trị xuất khẩu các sản phẩm CN đạt 9.592,4 triệu USD, tăng 38,8 lần so với năm 1997.

Xuất khẩu CN của Bình Dương có xu hướng tăng tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, năm 2011 xuất khẩu CN của Bình Dương chiếm 92,8% trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu CN của tỉnh, chiếm 80,35% năm 2011. Khu vực trong nước cũng có mức tăng trưởng khá, nhưng thấp hơn khu vực đầu tư nước ngoài, tỉ trọng có xu hướng giảm nhanh chiếm 19,65% năm 2011.

Bảng 2.16. Kim ngạch xuất khẩu CN tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2011 Đơn vị: Triệu USD

Năm 1997 2001 2005 2009 2011

% gđ 1997– 2011

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 362,7 684,4 3.045,8 6.714,5 10.342,2 27,03 Kim ngạch xuất khẩu CN 247 580,9 2.733,4 6.188,7 9.592,4 29,9 Tỉ trọng trong tổng giá trị xuất

khẩu của tỉnh (%) 68,1 84,9 89,7 92,2 92,8

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương 1997 – 2011 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của CN tỉnh Bình Dương là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, các thị trường này chiếm đến 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2011 Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 27,3%, tiếp đến Đài Loan chiếm 7,8% và Hàn Quốc chiếm 6,7%.

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm CN. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày da, các sản phẩm từ gỗ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Biểu đồ 2.8. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu CN tỉnh Bình Dương năm 1997 và 2011

Trong nhóm hàng CN, 6 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao lần lượt là hàng may mặc, linh kiện điện tử, giày dép, sứ gia dụng các loại, đế giày. Sáu mặt hàng này đã chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng CN và 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

2.3.1.4. Hiệu quả sản xuất CN cao

Sự phát triển CN tỉnh Bình Dương ngày càng đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận, được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như hiệu quả vốn đầu tư, năng suất lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo…Trong đó, h iệu quả sản xuất CN được thể hiện chủ yếu qua năng suất lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Năng suất lao động

Năng suất lao động tỉnh Bình Dương ngày càng nâng cao, góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh. Năng suất lao động CN bình quân trên địa bàn tính theo GTSXCN (giá 1994) đạt từ 52,14 triệu đồng/lao động năm 1997 tăng lên 193,4 triệu đồng/lao động năm 2011. Trong đó ngành CNCB đạt 192,3 triệu đồng/lao động năm 2011. Bình quân giai đoạn 1997 – 2011, năng suất lao động toàn ngành tăng 28,6%. Động lực tăng trưởng CN thời gian qua, ngoài việc gia tăng đầu tư mới, còn là yếu tố đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ và tăng năng suất lao động trên địa bàn.

Bảng 2.17. Năng suất lao động bình quân theo ngành CN tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2011

Đơn vị: triệu đồng/lao động

Năm 1997 2001 2005 2009 2011

Bình quân toàn ngành 52,1 80,8 112,4 152,8 193,4

CNCB 52,02 79,8 111,8 151,7 192,3 CN SX và PP điện, khí đốt, nước 28,5 396,7 282,6 222,2 323,2

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Dương từ 1997 – 2011

Nộp ngân sách nhà nước từ ngành CN

Thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân giai đoạn 1997 - 2011 tăng 26,7%. Tổng thu ngân sách từ 817 tỉ đồng năm 1997 đã tăng lên 22.500 tỉ đồng năm 2011. Nguồn thu ngân sách chủ yếu là thu các loại thuế từ các doanh nghiệp CN năm 2011 đạt 7,95 tỉ USD, nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 185 triệu USD.

2.3.1.5. Tình hình đầu tư cho CN

Thời gian qua, vốn đầu tư là yếu tố quyết định nhất đóng góp cho tăng trưởng CN trên địa bàn. Vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước vào ngành CN liên tục tăng lên, năm 1997 là 15.867 triệu đồng tăng lên 642.201 triệu đồng năm 2011, chiếm 16,8% trong tổng số vốn đầu tư. Năm 2012 thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài phát triển ngành CN đạt 1tỉ 046 triệu đô la Mỹ. Nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành CNCB, giai đoạn 1997 – 2011 vốn đầu tư vào phát triển ngành CNCB tăng từ 417 triệu đồng tăng lên 9.618 triệu đồng.

2.3.1.6. Trình độ công nghệ

Trình độ công nghệ trong hoạt động sản xuất ngành CN đã có những tiến bộ nhanh chóng, tuy nhiên trình độ công nghệ chung của CN Bình Dương chủ yếu ở mức trung bình. Theo kết quả điều tra, đánh giá trình độ công nghệ của sở Khoa học - Công nghệ ở 200 doanh nghiệp của 6 ngành: Chế biến thực phẩm, may mặc, da giày, chế biến gỗ, cao su -

plastic và điện - điện tử - thiết bị nghe nhìn cho thấy, có khoảng 20% doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, 50% công nghệ trung bình và 30% là lạc hậu. Vì vậy, trong tương lai cần đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm CN.

2.3.1.7. Số cơ sở sản xuất CN ngày càng tăng lên

Từ năm 1997 đến năm 2011 số cơ sở sản xuất CN của tỉnh ngày càng tăng lên từ 2869 cơ sở lên đến 7877 cơ sở, tăng 5008 cơ sở gấp gần 2,7 lần so với năm 1997.

Số lượng cơ sở sản xuất CN ngành CNCB luôn cao nhất năm 2011 là 7825 cơ sở, chiếm 99,34% số cơ sở sản xuất CN trong tỉnh. Trong khi đó ngành CNKT chiếm 0,64% và ngành CNSX & PP điện khí đốt và nước chiếm 0,02%.

So với năm 1997, hầu hết các nhóm ngành năm 2011 đều tăng số lượng cơ sở sản xuất. Trong đó ngành CNCB có số cơ sở sản xuất tăng nhanh nhất tăng 4.987 cơ sở; kế tiếp là ngành CNKT tăng 20 cơ sở đạt 50 cơ sở năm 2011; tăng rất thấp là ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước, tăng 1 cơ sở đạt 2 cơ sở năm 2011.

Số lượng cơ sở sản xuất CN theo thành phần kinh tế giai đoạn 1997 - 2011 thì khu vực kinh tế nhà nước giảm xuống từ 22 cơ sở xuống 18 cơ sở, giảm 4 cơ sở; khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)