Thực tiễn sự chuyển dịch cơ cấu CN Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 39 - 40)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Thực tiễn sự chuyển dịch cơ cấu CN Việt Nam

CNH là xu hướng tất yếu của các nước trong quá trình phát triển của mình. Ở nước ta, chủ trương CNH đã được đề ra từ năm 1960 trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ ba và liên tục được thực hiện cho đến nay.

Trước năm 1975 CN ở hai miền Nam, Bắc có những bước phát triển khác nhau:

Ở miền Bắc: Nền CN được khôi phục và phát triển tương đối nhanh chóng. Giá trị sản lượng CN năm 1975 tăng hơn 16 lần so với năm 1955. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 14,7%, tuy nhiên các ngành CN then chốt còn nhỏ bé, thiếu đồng bộ.

Ở miền Nam: Đã hình thành một số ngành CN nhưng tốc độ phát triển không ổn định, cơ cấu ngành không hợp lí, chủ yếu là ngành CNCB thực phẩm và gia công hàng tiêu dùng với nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

Từ năm 1975 cho đến giữa những năm 80 CN vẫn hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp với nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại, tốc độ tăng trưởng CN thất thường, thời kì 1976 – 1980 là 0,6%, thời kì 1981 – 1985 là 9,5%. Nhìn chung sản xuất CN vẫn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh thấp.

Từ nửa sau thập niên 80 và nhất là từ đầu nhưng năm 90 cho đến nay, CN có nhiều chuyển biến quan trọng theo hướng CNH và HĐH. Vào những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự khủng hoảng về CN, tuy nhiên sau một thời gian thích nghi CN đã thật sự chuyển biến.

Hiện nay, cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng, bao gồm 29 ngành CN: CN điện năng, nhiên liệu, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí… chia làm 3 nhóm ngành: CNKT, CNCB, CNSX & PP điện, khí đốt, nước, ga.

Trong cơ cấu ngành CN nước ta nổi lên một số ngành CN trọng điểm như CN năng lượng, CNCB lương thực thực phẩm, CN dệt may, CN hoá chất phân bón, cao su, CN VLXD, cơ khí, điện tử.

Cơ cấu CN nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt, phù hợp với tình hình mới của đất nước nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. Cơ cấu giữa các ngành CN có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng của CN nặng, tăng tỉ trọng của CN nhẹ. CNKT có xu hướng giảm tỉ trọng, CNCB có xu hướng tăng tỉ trọng. Điều này phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi, xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hoạt động CN của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở một số khu vực. Ở Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung CN lớn nhất của cả nước. Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố CN trong đó nổi lên các trung tâm CN quan trọng như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Dọc theo các tỉnh duyên hải miền Trung hoạt động CN chỉ tập trung ở một số nơi như Đà Nẵng, Huế. ĐNB là vùng có tỉ trọng GTSXCN lớn nhất cả nước, luôn chiếm trên 50%.

Các vùng KTTĐ, KCN, khu chế xuất đang hình thành một cách rõ rệt, trở thành động lực cho sự biến đổi cơ cấu lãnh thổ CN nước ta trong những năm

tiếp theo.

Như vậy, trải qua quá trình phát triển lâu dài, gặp nhiều khó khăn nhưng ngành CN nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu hết sức to lớn, góp phần quan trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành CN nước ta cũng bộc lộ một số mặt tồn tại: như tỉ trọng ngành CNKT còn tương đối lớn và có chiều hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng của ngành CNCB còn thấp. Sản lượng một số sản phẩm CN bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là CN cơ khí, ngoài ra công nghệ sản xuất và thiết bị trong CN nhìn chung còn lạc hậu.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)