L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.3.4. Phân loại CN
CN bao gồm nhiều ngành sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có nhiều cách phân chia CN dựa theo những căn cứ khác nhau:
1.3.4.1. Phân chia CN theo công dụng kinh tế của sản phẩm
Đây là cách phân chia ngành CN phổ biến nhất hiện nay. Theo cách này, sản xuất CN được chia thành 2 nhóm: CN nặng (nhóm A) gồm các ngành CN năng lượng, luyện kim, chế tạo máy, điện tử – tin học, hoá chất, VLXD…và CN nhẹ (nhóm B) gồm CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm.
1.3.4.2. Trên cơ sở tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra hay căn cứ vào tính chất chung của nguyên liệu được sử dụng, hoặc dựa vào tính chất giống nhau của các quá trình công nghệ
Theo cách này người ta chia toàn bộ nền CN thành các nhóm ngành chẳng hạn như CN luyện kim, CN gia công, kim loại, CNCB gỗ, CN sản xuất VLXD, CN nhẹ và CNCB thực phẩm.
1.3.4.3. Căn cứ vào tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động, người ta chia CN nói chung thành CNKT và CNCB.
Tác dụng của cách phân loại này là nhằm nghiên cứu quan hệ tỉ lệ và cân đối giữa khai thác và chế biến.
Ngoài ba cách phân loại trên, còn có cách phân loại ngành CN khác. Dựa theo trình độ trang bị kĩ thuật, CN được chia thành CN hiện đại, tiểu CN và thủ CN. Dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất CN được phân hành CN quốc doanh, CN công tư hợp doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân… Dựa theo cấp quản lí, sản xuất CN được chia thành CN trung ương và CN địa phương.