Tình hình phát triển KT XH tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 46)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Tình hình phát triển KT XH tỉnh Bình Dương

Ngay sau khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Bình Dương là một trong những tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, trở thành một điểm sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam với những thành tựu nổi bật trong đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển CN.

Tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2011, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt 18.661,4 tỉ đồng, gấp 6,47 lần so với năm 1997 (2.884,2 tỉ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997 – 2011 tăng 14,26%. Tăng trưởng GDP của tỉnh qua các năm luôn có xu hướng tăng lên, năm 1997 GDP đạt 2.884,2 tỉ đồng, năm 2011 giá trị GDP tăng lên 18.661 tỉ đồng, so với năm 1997 thì năm 2011 quy mô kinh tế tăng 15.772,2 tỉ đồng.

Trong tăng trưởng kinh tế, ngành CN có quy mô kinh tế lớn nhất. Năm 2011 quy mô kinh tế ngành CN đạt 10.753,2 tỉ đồng, tăng 9.200,1 tỉ đồng so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng VA các ngành CN – XD liên tục tăng cao, bình quân thời kì 2001 – 2011 tăng 14,01%/năm, trong đó thời kì 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,94%/năm, thời kì 2006 – 2011 đạt 10,83/năm.

Biểu đồ 2.1. Diễn biến tăng trưởng GDP giai đoạn 1997 – 2011

So với ngành NN thì giá trị gia tăng của ngành CN – XD và ngành DV luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Bình quân giai đoạn 1997 – 2011, GDP ngành DV tăng 17,84%/năm, CN – XD tăng 14,82%/năm và NN chỉ tăng 2,7%/năm.

GDP bình quân đầu người của tỉnh ngày càng tăng lên. Năm 1997 GDP bình quân trên đầu người đạt 5,703 triệu đồng, đến năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 36,9 triệu đồng. Tuy nhiên GDP bình quân đầu người của Bình Dương còn thấp hơn so với một số tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam.

Thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng. Tổng thu ngân sách từ 778,5 tỉ đồng năm 1997 tăng lên 22.500 tỉ đồng năm 2011. Thu ngân sách chủ yếu từ công thương nghiệp, DV ngoài nhà nước và từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh có giá trị tăng nhanh. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 10.342,3 triệu USD tăng gấp 28,5 lần so với năm 1997. Tổng kim ngạch xuất khẩu 15 năm (1997 – 2011) đạt 51.361,7 triệu USD. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo khu vực kinh tế có xu hướng giảm dần kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, trong đó Trung ương quản lí giảm từ 11,2% năm 1997còn 1,9% năm 2011, địa phương quản lí cũng giảm từ 65,2% năm 1997 và còn 17,7% năm 2011, còn khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh, tăng từ 23,5% năm 1997 lên 80,4% năm 2011. Tỉ trọng sản phẩm CN trong cơ cấu xuất khẩu gia tăng nhanh. Năm 1997 tỉ trọng sản phẩm CN trong cơ cấu xuất khẩu đạt 247 triệu USD tăng lên 9.592,4 triệu USD năm 2011, tăng gấp 38,8 lần so với năm 1997. Kết

quả này cho thấy hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể và ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Thị trường xuất khẩu đang mở rộng với nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Công, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Úc. Trong đó, các thị trường lớn là Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh. Riêng Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của Bình Dương khi kim ngạch năm 1997 đạt 1,8 triệu USD đến năm 2011 đạt 2.830,4 triệu USD, tăng gấp 1572,4 lần so với năm 1997.

Bình Dương đang từng bước chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại và hội nhập: từ xuất khẩu nông sản dưới dạng thô sang xuất khẩu những mặt hàng CN sử dụng nhiều lao động và đang cố gắng dịch chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, hiệu quả xuất khẩu còn thấp, ba ngành hàng xuất khẩu chủ lực là da giày, may mặc và đồ gỗ tuy mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho địa phương nhưng chủ yếu là gia công nên giá trị gia tăng không cao. Hàng hoá xuất khẩu sử dụng nhiều lao động còn chiếm tỉ trọng cao, khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu còn thấp so với các nước trong khu vực.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh ngày càng tăng lên. Vốn đầu tư là yếu tố quyết định nhất đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, vì vậy trong những năm qua tỉnh Bình Dương đã có nhiều chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1997 tổng số vốn đầu tư đăng kí đạt gần 1,3 tỉ USD, năm 2011 đạt gần 14,6 tỉ USD tăng 13,3 tỉ USD so với năm 1997.

Các chỉ tiêu xã hội từng bước đạt được những thành tựu to lớn như giáo dục, y tế, môi trường. Tỉ lệ trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống, giải quyết nhiều công ăn, việc làm cho người dân, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm xuống, đời sống nhân dân được nâng lên…

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)