L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
CN Bình Dương đóng vai trò chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần to lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CN hoá, hiện đại hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu CN đã thúc đẩy ngành CN phát triển nhanh. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự chuyển dịch cơ cấu CN Bình Dương còn một số hạn chế sau đây:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu CN diễn ra còn chậm, chất lượng chuyển dịch chưa cao. CN chủ yếu còn phát triển theo chiều rộng, các ngành CN có hàm lượng kĩ thuật cao tuy đã được đã được đầu tư phát triển nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu CN.
Phát triển CN tuy đạt mức độ tăng trưởng cao nhưng chưa thật vững chắc biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng còn thấp, các ngành CN hỗ trợ chưa phát triển, phụ thuộc lớn vào nguyên, phụ liệu nhập từ nước ngoài.
Sự phân bố CN theo lãnh thổ chưa thật sự hợp lí, CN vẫn tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh, ở phía Bắc các xí nghiệp CN vẫn còn thưa thớt, chưa phát huy hết tiềm năng.
Từ đó dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển KT - XH giữa các địa phương trong tỉnh.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do chậm xử lí và chưa được xử lí triệt để còn nhiều bất cập đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân tại các khu vực sản xuất CN…Năng lực cạnh tranh hàng hoá, sản phẩm CN còn thấp so với yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế chủ yếu là người ngoài tỉnh chưa được đào tạo cơ bản, nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao còn thiếu cho phát triển các ngành CN mới và các ngành CN có hàm lượng kĩ thuật cao. Cơ cấu CN Bình Dương vẫn còn tập trung chủ yếu vào những ngành thâm dụng lao động, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao như ngành dệt may, da giày...
Khả năng ứng dụng triển khai công nghệ mới phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu CN đang còn chậm. Hầu hết trình độ công nghệ chung của CN Bình Dương ở mức trung bình.
Ngành CN gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vì phải cạnh tranh với các địa phương lân cận như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, vấn đề liên kết vùng trong phát triển ngành CN chưa thật sự hiệu quả.
Sự phát triển ngành CN và chuyển dịch cơ cấu ngành CN trong những năm qua chủ yếu là nhờ vào thành phần kinh tế nước ngoài nên sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sự phát triển không bền vững vì vậy tỉnh cần chú hơn nữa tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế của khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển.
Phát triển các khu, CCN trên địa bàn tỉnh quá nhanh, phát triển DV và đô thị chưa tương đồng, cho nên nhiều khu, CCN đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nguồn lao động và nhu cầu nhà ở cho người lao động, các tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp.
Các KCN trên địa bàn chủ yếu là các KCN tổng hợp, chưa phân định rõ ngành nghề chính trong mỗi KCN. Mối liên kết ngang, dọc giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước chưa cao dẫn đến việc phát huy năng lực của nhau còn hạn chế.
Một số KCN, CCN đã hình thành nhưng không có các nhà đầu tư đến đặt địa điểm đã gây tổn thất về mặt tài chính cho các chủ đầu tư và lãng phí về hiệu quả sử dụng đất, điển hình như CCN Thanh An, CCN Tốt I…
Những hạn chế nêu trên do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
của quá trình phát triển CN tập trung phát triển về số lượng doanh nghiệp và tăng trưởng về GTSXCN là chính, tuy có quan tâm đến chất lượng phát triển nhưng kết quả chưa đáng kể.
Điểm xuất phát để phát triển thấp, ngành CN của tỉnh trước đây vốn là thủ công, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mới chủ yếu là máy móc thiết bị đã qua sử dụng, nhu cầu vốn để đổi mới công nghệ lớn, chính sách của nhà nước chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Vì CN phát triển quá nhanh, nhu cầu lao động lớn trong khi đó dân số của tỉnh ít, quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực không kịp nên chất lượng lao động thấp.
Nhận thức chưa đầy đủ về ảnh hưởng môi trường sinh thái của phát triển CN, khi hậu quả xảy ra chậm được khắc phục, mặt khác bản thân các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường.
Qua quá trình phát triển CN của tỉnh Bình Dương, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá, đó là:
“Nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn địa phương để định hướng chiến lược phát triển phù hợp, lấy phát triển CN làm khởi điểm và động lực để phát triển KT - XH, gắn phát triển CN với phát triển đô thị và nông thôn.
Biết khai thác và phát huy lợi thế so sánh, tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế - kĩ thuật - xã hội, đầu tư các KCN, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để thu hút vốn, lao động cho lĩnh vực phát triển CN.
Xác định doanh nghiệp là đối tác, là trung tâm của sự phát triển với tinh thần “Doanh nghiệp tài ba, quốc gia hưng thịnh”. Huy động các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó lấy doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đảm nhận các lĩnh vực đầu tư hạ tầng kĩ thuật chủ yếu: Đường, điện, nước và hạ tầng kĩ thuật các KCN. Tỉnh táo trong việc lựa chọn các chủ đầu tư để loại bỏ các trường hợp thành lập các doanh nghiệp nhằm lừa đảo, gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Đoàn kết để phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phòng - phát triển để tiếp tục đoàn kết hơn. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện và cơ sở lãnh đạo thực hiện mục tiêu mà các kỳ Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Lựa chọn các cán bộ lãnh đạo chủ chốt có tâm, có tầm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm điều hành các lĩnh vực quan trọng, trong đó có lĩnh vực CN.
đã được phê duyệt. Coi trọng bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ để đảm bảo cho phát triển CN hiệu quả, bền vững”.[18]
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Cơ sở của định hướng