Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu CN

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 28 - 31)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu CN

1.3.3.1. Vị trí địa lí

VTĐL bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. VTĐL tác động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp, cũng như phân bố các ngành CN và các hình thức TCLTCN.

Sự hình thành và phát triển các xí nghiệp các ngành CN phụ thuộc rất nhiều vào VTĐL. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở CN ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở các khu vực có VTĐL thuận lợi như gần các trục đường giao thông, sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư. Vị trí càng thuận lợi thì mức độ tập trung CN càng cao, các hình thức TCLTCN và cơ cấu CN càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại những khu vực có VTĐL kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển CN cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư.

1.3.3.2. Các yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố CN. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành CN. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu CN.

Khoáng sản:

Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố CN. Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp CN. Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các ngành CN từ Bắc tới Nam: Khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Apatit ở Lào Cai, bôxit ở Tây Nguyên, đá vôi ở các tỉnh phía Bắc, dầu khí ở phía Nam…

Khí hậu và nguồn nước

Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố CN. Đặc điểm khí hậu có tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành CN khai khoáng. Trong một số trường hợp nó chi phối cả việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.

Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành CN. Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp nước hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp CN. Nhiều ngành CN được phân bố gần nguồn nước như: CN luyện kim, CN dệt, CN giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc và chảy trên các dạng địa hình khác nhau tạo nên tiềm năng cho CN thủy điện. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc vào nguồn nước cũng tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành CN.

Các nhân tố tự nhiên khác

Các nhân tố tự nhiên khác có tác động đến sự phát triển và phân bố CN như đất đai, tài nguyên sinh vật…Về mặt tự nhiên đất ít có giá trị đối với CN nhưng quỹ đất dành cho CN và địa chất công trình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quy mô và đầu tư trong CN. Tài nguyên sinh vật cũng tác động tới sản xuất CN: cung cấp VLXD, nguyên liệu cho ngành CNCB giấy, gỗ, tiểu thủ CN…

1.3.3.3. Các yếu tố KT - XH

Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển CN. Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. Những ngành cần nhiều lao động như dệt may, da giày…thường phân bố ở nơi đông dân cư. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người cũng thường phân bố ở những nơi có mật độ dân số cao và những điểm tập trung đông dân cư (như CN dệt, CN thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ chơi…) chất lượng của người lao động như trình độ học vấn, trình độ tay nghề và chuyên môn kĩ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và đáp ứng những thành tựu của khoa học và kĩ thuật đối với những xí nghiệp CN.

Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở để phát triển các ngành CN. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi cũng có ảnh hưởng đến quy mô và hướng chuyên môn hóa các ngành CN, từ đó thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển, tạo nên sự chuyển dịch cơ

cấu CN.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển CN. Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật có thể tạo tiền đề thuận lợi hay cản trở sự phát triển CN nói chung và TCLTCN nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất CN bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở CN… Sự tập trung cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố phân bố CN, đem lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh CN.

Những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ

Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn bộ ngành CN, làm cho việc sử dụng, khai thác tài nguyên và phân bố các ngành CN trở nên hợp lí hơn, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất. Đồng thời nảy sinh những nhu cầu mới xuất hiện những ngành CN mới mở ra những triển vọng phát triển mới cho ngành CN trong tương lai.

Đường lối, chính sách phát triển CN

Đường lối, chính sách phát triển có ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển CN. Chính vì vậy trong quá trình phát triển CN khi có một đường lối chính sách phát triển đúng đắn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất CN phát triển mạnh và ngược lại.

Thị trường

Thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và làm thay đổi cơ cấu ngành CN. Thị trường có tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn hướng chuyên môn hóa sản

xuất CN.

Sự phát triển về truyền thông đại chúng đã làm cho mọi thông tin cập nhật nhanh chóng được phổ cập tới toàn xã hội, trong đó có thông tin về thị trường tiêu thụ. Nó kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, sản phẩm của ngành CN cũng phải đa dạng mẫu mã, đẹp và đảm bảo chất lượng.

Các xu hướng hợp tác quốc tế và liên vùng

Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới cùng với những tiến bộ kĩ thuật phát triển như vũ bão. Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu, đem lại lợi ích cho các bên đối tác trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đặc biệt thuận lợi

cho phát triển sản xuất CN. Đối với các nước, các vùng chậm phát triển, để giảm khoảng cách về trình độ phát triển và tránh tụt hậu, cần phải quan tâm đến sự hợp tác quốc tế và liên vùng. Vai trò của hợp tác quốc tế và liên vùng được thể hiện như sau:

Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước, các vùng phát triển cho các nước, các vùng đang phát triển và chậm phát triển.

Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ cũng là một trong những xu hướng quan trọng của sự hợp tác quốc tế và liên vùng, chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lí đến các nước, các vùng chậm phát triển hơn đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

Sự hỗ trợ từ bên ngoài về năng lượng, nguyên vật liệu có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá trình TCLTCN. Chính quá trình này đã ảnh hưởng, thậm chí quy định TCLTCN ở những vùng được hỗ trợ và mở ra một hướng phát triển hoàn toàn mới có hiệu quả thúc đẩy ngành CN nói riêng và ngành kinh tế toàn vùng nói chung.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)