L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Các yếu tố tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với ĐBSCL, nên địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, thế đất bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam, nền địa chất ổn định, vững chắc nên thuận lợi cho việc phát triển các công trình CN và giao thông vận tải. Phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình từ 20 - 25 mét so với mặt nước biển. Từ phía Nam lên phía Bắc theo độ cao thì Bình Dương có 3 dạng địa hình chính sau đây:
Vùng thung lũng bãi bồi: Phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé, đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, độ cao trung bình từ 6 – 10 mét.
Vùng địa hình bằng phẳng: Nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 – 30 mét.
Vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu: Nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là đồi thấp với đỉnh bằng phẳng liên tiếp nhau, với độ cao từ 30 - 60 mét.
Mặc dù Bình Dương được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình khá cao nên đất đai ở Bình Dương ít bị ngập lụt và ngập úng ngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vì vậy địa hình rất thuận lợi cho phát triển xậy dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất của các KCN.
2.2.2.2. Khoáng sản
Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản không nhiều. Có khoảng 57 vùng mỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn sau đây:
Cao lanh trữ lượng dự báo khoảng trên dưới 300 triệu tấn, trữ lượng đã xác định là 52 triệu tấn, 15 mỏ đang được khai thác. Những mỏ có trữ lượng lớn và được nhiều nơi
biết đến là Đất Cuốc, Bình Hoà. Cao lanh Bình Dương có chất lượng trung bình do hàm lượng sắt cao, hàm lượng nhôm thấp. Đây là nguồn khoáng sản đang được khai thác làm nguyên liệu cho ngành sản xuất hàng gốm sứ và làm chất phụ gia CN.
Sét gạch ngói có nguồn gốc từ trầm tích và phong hoá với trữ lượng phong phú và phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Tổng trữ lượng xác định 227,6 triệu m3
. Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài việc dùng để sản xuất gạch ngói thông thường còn có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao, trong đó có loại sét chịu lửa rất có giá trị cho ngành CN luyện kim. Loại vật liệu này tập trung ở các huyện Bến Cát, Tân Uyên. Hiện có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô CN tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh Bình…
Các loại đá xây dựng với tổng trữ tính khoảng 1,0 tỉ m3, phân bố ở nhiều nơi. Đá xây dựng đã được thăm dò và khai thác ở Dĩ An với trữ lượng khoảng 30 triệu m3
. Đá granit được phát hiện ở Phú Giáo với tổng tiềm năng khoảng 200 triệu m3
. Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Đray Linh đã được thăm dò và khai thác ở Tân Uyên.
Cát xây dựng có trữ lượngkhoảng 3,5 triệu m3
phân bố chủ yếu ở khu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, Hồ Dầu Tiếng…
Than bùn phân bố dọc theo thung lũng sông Gài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính với trữ lượng không lớn. Do nhiệt lượng thấp, tỉ lệ tro cao nên nguồn khoáng sản này chủ yếu để sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất đốt.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của Bình Dương không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu quan trọng cho những ngành CN truyền thống có thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, VLXD, khai khoáng.
2.2.2.3. Khí hậu
Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,5°C, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm không cao, chỉ dao động từ 3 - 5°C. Tổng nhiệt hoạt động hàng năm khoảng 9.500 – 10.000°C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
Bình Dương có lượng mưa trung bình năm khá lớn, từ 1.800 – 2.000 mm với số ngày có mưa trung bình là 120 ngày. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80 – 90% và
có sự biến đổi theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao 90%, mùa khô độ ẩm không khí thấp 78%. Khí hậu nhiệt đới mang tính cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm lớn cùng với nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển NN, bên cạnh đó còn giúp phơi sấy nông sản cung cấp nguyên liệu cho ngành CNCB.
Khí hậu Bình Dương tương đối thuận hoà, ít thiên tai như bão, lũ lụt…nên thuận lợi cho việc xây dựng nhà xưởng, kho bãi. Tuy nhiên, sự phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô sâu sắc nên vấn đề thuỷ lợi trữ nước cần được quan tâm, đẩy mạnh để giải quyết nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt.
2.2.2.4. Thủy văn
Bình Dương có nguồn nước mặt dồi dào với bốn con sông lớn chảy qua (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính và sông Bé). Ngoài bốn con sông này, trong tỉnh còn có nhiều sông suối nhỏ khác, nhìn chung đủ đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.
Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực là 4.500 km2
, bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào Việt Nam qua vùng đồi núi phía tây bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước). Đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 140 km, qua các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, TP. Thủ Dầu Một rồi qua TX. Thuận An (từ Dầu Tiếng đến Lái Thiêu). Lưu lượng bình quân khoảng 80 m3
/s. độ dốc lòng sông nhỏ nên có giá trị giao thông vận tải, thuỷ sản, NN lớn nhất tỉnh Bình Dương.
Sông Thị Tính dài 80km chảy hoàn toàn trong địa phận tỉnh Bình Dương, bắt nguồn từ đồi Cam Xe (Minh Thạnh) chảy qua Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Diện tích lưu vực của sông Thị Tính khoảng 84 km2, lưu lượng trung bình khoảng 6,5 m3
/s.
Sông Đồng Nai là một con sông lớn với tổng chiều dài dòng chính là 635 km. Đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong vùng KTTĐ phía Nam, trong đó có Bình Dương. Đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên (ranh giới chung với tỉnh Đồng Nai) dài 58 km. Trên địa bàn tỉnh, sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, cung cấp nước cho sản xuất NN, đặc biệt đối với huyện Tân Uyên, một vùng trồng cây CN và cây ăn trái quan trọng của tỉnh. Ngoài ra, đó cũng là nguồn nước quan trọng phục vụ nhu cầu của các KCN, đô thị và cho hoạt động du lịch của tỉnh.
độ cao 650 – 900 m, sông Bé chảy qua địa phận tỉnh Bình Phước trước khi chảy vào Bình Dương. Đây là phần hạ lưu chảy qua huyện Phú Giáo với chiều dài khoảng 80 km rồi đổ vào sông Đồng Nai. Sông Bé cùng một số phụ lưu như suối Giai có giá trị về thuỷ lợi và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh. Sông bé ít có giá trị về giao thông vận tải nhưng có giá trị thuỷ năng khá lớn.
Ngoài ba sông chính và các sông nhỏ là chi lưu của các sông lớn, ở Bình Dương còn có các kênh rạch như rạch Bà Lộ, rạch Bà Hiệp, rạch Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ… tạo nên một mạng lưới thuỷ văn phong phú.
Bên cạnh nguồn nước mặt, Bình Dương còn có nguồn nước ngầm khá phong phú, có thể đạt 2,2 triệu m3
/ngày. Chất lượng nguồn nước ngầm ở Bình Dương khá tốt ở độ sâu từ 30 – 50 m, được tồn tại dưới hai dạng là lỗ hổng và khe nứt. Khu vực giàu nước ngầm là: Phía Tây huyện Bến Cát đến bờ sông Sài Gòn, ngoài ra ở Thuận An nguồn nước ngầm cung khá nhiều.
Nhìn chung nguồn nước đã đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân, nguồn nước có giá trị về giao thông vận tải, thuỷ sản, NN, ngoài ra nguồn nước còn phục vụ nhu cầu của các KCN, đô thị và cho hoạt động du lịch của tỉnh, cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng cho tỉnh và vùng KTTĐ phía Nam.
2.2.2.5. Thổ nhưỡng
Tỉnh Bình Dương có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.694,43 km2, phong phú và đa dạng về chủng loại, tạo điều kiện phát triển NN, nhất là trồng các loại cây CN, cây ăn trái cung cấp nguyên liệu cho các ngành CNCB. Bình Dương có các loại nhóm đất chính sau đây:
Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 114.332,40 ha chiếm 42,42% tổng diện tích đất toàn tỉnh, phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, TX. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây CN, cây ăn trái.
Đất đỏ vàng trên phù sa cổ, có khoảng 124.306,45 ha chiếm 46,12%, nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực TP. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.
Đất phù sa ven sông, khoảng 13.816,05 ha chiếm 5,13%, phân bố chủ yếu ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, TX. Thuận An, Dĩ An.
Đất phèn và đất trơ sỏi đá khoảng 3.361,54 ha chiếm 1,25% đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphat sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái…
Đất dốc tụ khoảng 2.532,20 ha chiếm 0,94 diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.3. Các nhóm đất chính ở Bình Dương TT Loại nhóm đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Đất phèn 3.319,23 1,23 2 Đất phù sa 13.816,05 5,13 3 Đất xám 114.332,40 42,42 4 Đất đỏ vàng 124.306,45 46,12 5 Đất đốc tụ 2.532,20 0,94
6 Đất xói mòn trơ sỏi đá 42,31 0,02
7 Đất khác (sông suối) 11.102,20 4,12
Tổng diện tích đất tự nhiên 269.443 100
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương năm 2010.
Ngoài ra còn 4,12% diện tích tự nhiên là sông ngòi, hồ có khả năng cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và một phần giao thông thủy.
Đất theo địa giới hành chính được phân bố không đều, tập trung 04 huyện phía Tây - Bắc và Đông của tỉnh gồm Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát và Phú Giáo. Phần lớn diện tích đất ở các huyện này đang sử dụng cho sản xuất NN. Phần đất còn lại được phân bố ở TP. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An, TX. Dĩ An. Đất đai ở khu vực này chủ yếu được sử dụng cho sản xuất CN và đô thị.
Bảng 2.4. Phân bố đất đai theo đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương
STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Toàn tỉnh 269.443 100,00 1 TP. Thủ Dầu Một 11.867 4,40 2 TX. Thuận An 8.369 3,11 3 TX. Dĩ An 5.995 2,22 4 Huyện Bến Cát 57.358 21,3
5 Huyện Tân Uyên 59.337 22,02
6 Huyện Phú Giáo 54.378 20,18
7 Huyện Dầu Tiếng 72.139 26,77
Nguồn: Theo Báo cáo điều chỉnh QHSDĐ tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đất NN sẽ 77,45%, đất phi NN tăng lên 22,54% và đất chưa sử dụng còn lại 0,01%. Dự báo đến 2020, đất NN tiếp tục giảm, đất phi NN tiếp tục tăng là do quá trình CN hoá và đô thị hoá tăng nhanh.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu đất đai của tỉnh Bình Dương năm 2010
Nhìn chung, đất đai ở Bình Dương thích hợp phát triển cây CN dài ngày, cây ăn quả. Đất ở Bình Dương được tạo trên nền đất cứng có độ cao 25 - 30 m so với mực nước biển, độ dốc ít, nền đất cứng là điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình CN và kết cấu hạ tầng có tải trọng lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển CN của tỉnh.
Xu hướng chung quá trình phát triển kết cấu hạ tầng, CNH và đô thị hóa trong vùng KTTĐ phía Nam, đặc biệt là sự biến động về giá đất của các địa phương khác theo hướng tăng cao, sẽ dẫn tới sự biến động về giá đất của Bình Dương cũng tăng theo. Cần xác định để có cơ chế điều chỉnh hợp lí, sao cho việc quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn.
2.2.2.6. Rừng
Theo số liệu điều tra năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 15.138 ha, chiếm 5,62% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân theo loại rừng, rừng sản xuất 11.750 ha, rừng phòng hộ 3.388 ha. Phân theo lãnh thổ thuộc huyện: Tân Uyên 6.004 ha, Phú Giáo 5.522 ha, Dầu Tiếng 3.388 ha, Bến Cát 3 ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phía Bắc của tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản.
Rừng của Bình Dương thuộc về hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, mun…Các kiểu rừng ở đây đáng chú ý nhất là rừng cây họ dầu có khả năng chịu hạn, thích hợp với khí hậu phân hoá sâu sắc giữa hai mùa mưa – khô. Trong tỉnh còn có kiểu rừng tre nứa, dùng làm nguyên liệu cho CN sản xuất giấy, xây dựng và các công dụng khác.
Bảng 2.5. Diện tích rừng tại Bình Dương
STT Loại rừng Diện tích (ha) Tỉ lệ %
1 Rừng đặc dụng - -
- Đất có rừng 3.338,83 22,05 Rừng tự nhiên 497,06 3,28 Rừng trồng 2.841,77 18,77 - Đất khác 49,32 0,33 3 Rừng sản xuất 11.749,98 77,62 - Đất có rừng 5.779,91 38,18 Rừng tự nhiên 385,90 2,55 Rừng trồng sản xuất 5.394,01 35,63 - Đất trồng rừng sản xuất 5.970,07 39,44
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương
Rừng ở Bình Dương có vai trò quan trọng về phòng hộ và ổn định môi trường sinh thái, là một bộ phận của rừng đầu nguồn. Vì vậy cần bảo vệ, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này trong khi quá trình CNH và đô thị hoá tăng nhanh để cân bằng sinh thái và môi trường.