Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 143)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.3.11. Giải pháp về chính sách

Chính sách huy động vốn

Áp dụng mọi hình thức để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân: Quỹ tiết kiêm, tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công trình, thực hiện cổ phần hoá rộng rãi, bán cổ phiếu những công trình xây dựng mới vì vậy cần tạo được môi trường đầu tư thuận lợi, người dân tin vào hệ thống thực thi pháp luật.

Thành lập quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN, phát triển các ngành CN hỗ trợ, trở thành những vệ tinh phục vụ các dự án đầu tư trong các KCN của tỉnh và trong vùng KTTĐ phía Nam.

Thực hiện chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Chống độc quyền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào cả lĩnh vực hạ tầng như: Cung cấp điện, nước, giao thông, đào tạo…

Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước trên địa bàn cần phải qua đào tạo về quản lí kinh tế, những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển.

Khuyến khích hỗ trợ học tập kinh phí cho sinh viên trong tỉnh theo học các chuyên ngành đang có nhu cầu phát triển của tỉnh và tiếp nhận họ vào các cơ quan đơn vị sản xuất trong tỉnh.

Tạo các điều kiện thường xuyên cho các cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật giao lưu trao đổi học hỏi với nước ngoài để cập nhật được các thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ và thông tin của đối tác cạnh tranh.

Lao động kĩ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng như tính kỉ luật và tác phong CN. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trong đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách thị trường

Chính sách phát triển thị trường không chỉ tập trung vào phát triển thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài, thực hiện nền kinh tế mở cho mọi thành phần kinh tế. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các hiệp hội theo ngành nghề để các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất có điều kiện thống nhất tiếng nói, liên kết sức mạnh trong nỗ lực bảo vệ và phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn có thời hạn cho các doanh nghiệp có chương trình đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp khoa học theo nghị định 10/NĐ-CP, 115/NĐ-CP về quyền tự chủ chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của các đơn vị chuyển giao công nghệ, từng bước tạo lập thị trường công nghệ tại địa phương.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Có biện pháp hạn chế việc sử dụng các thiết bị máy móc, phương tiện sản xuất quá cũ trình độ công nghệ lạc hậu và tác động xấu đến môi trường.

Chính sách đầu tư

Bình Dương đã có khung pháp lí khá tốt cho môi trường đầu tư, tác động tốt đến tăng trưởng CN và thúc đẩy việc phát triển các KCN trên địa bàn. Tuy nhiên để môi trường đầu tư hoàn toàn thuận lợi cần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cần sự phối hợp kịp thời và có hiệu quả của các cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn. Phân loại các hạng mục đầu tư cụ thể theo mức độ ưu tiên để có chính sách ưu đãi khác nhau. Mức 1 là đầu tư hạ tầng, mức 2 là đầu tư CN, mức 3 là đầu tư DV.

Chính sách bảo vệ môi trường

Xây dựng chính sách thưởng phạt nghiêm minh trong việc bảo quản môi trường tự nhiên để đảm bảo phát triển bền vững. Hỗ trợ kinh phí để sắp xếp di dời cơ sở sản xuất CN gây ô nhiễm môi trường vào các KCN, CCN đã được quy hoạch.

PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2011), ngành CN tỉnh Bình Dương đã có những chuyển biến tích cực, tiến bộ, đóng vai trò chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần to lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Ngành CN tỉnh Bình Dương đang và sẽ có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển KT - XH của tỉnh, của vùng KTTĐ phía Nam cũng như trong phát triển CN của cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1997 – 2011 ngành CN đã đạt được những thành tựu to lớn sau đây:

Ngành CN duy trì được mức tăng trưởng cao, ổn định. Cơ cấu sản phẩm CN của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, sản phẩm CN có sự phong phú, đa dạng hơn, các sản phẩm sản xuất ra ngày càng hiện đại, tinh vi, có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. Cơ cấu CN tỉnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, tiến bộ. Tỉ trọng ngành CNKT và ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước giảm xuống, tỉ trọng ngành CNCB tăng lên.

Trong nội bộ ngành CN, đặc biệt là ngành CNCB có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành có hàm lượng khoa học, kĩ thuật cao như ngành cao su plastic, điện – điện tử, sản xuất kim loại, đồng thời giảm tỉ trọng các ngành thâm dụng lao động như ngành thực phẩm đồ uống, chế biến gỗ, sản xuất gốm – sứ…

Đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuất của ngành CN. Đặc biệt thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước tăng nhanh và luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển khá và đang có xu hướng tăng lên, thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và đang có xu hướng giảm xuống.

Trên địa bàn đã hình thành 36 KCN và CCN, điều này giúp cho Bình Dương có thể phát triển CN theo kế hoạch, quy hoạch cụ thể và đảm bảo được sự hài hoà, cân bằng tương đối giữa các mục tiêu KT - XH - môi trường. Trong thời gian qua ngành CN đã phát triển đúng hướng, phát triển CN gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tập trung phát triển CN cả hai vùng phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Khu vực phía Nam của tỉnh chiếm tỉ trọng lớn về cơ cấu GTSXCN nhưng hiện nay đã giảm xuống, đang đi vào xu thế ổn định, giữ vai trò động lực phát triển CN và KT – XH của tỉnh. CN các huyện phía Bắc đang phát triển mạnh, nhất là huyện Bến Cát và Tân Uyên.

số hạn chế như: Chất lượng chuyển dịch ngành CN chưa cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng CN thấp hơn tốc độ tăng trưởng CN và có xu hướng giảm xuống. CN chủ yếu còn phát triển theo chiều rộng, các ngành CN có hàm lượng kĩ thuật cao tuy đã được đã được đầu tư phát triển nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu CN.

Đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng rất cao trong ngành CN nhưng chủ yếu là các đầu tư vào sản xuất gia công, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Sự phân bố CN theo lãnh thổ chưa thật sự hợp lí, CN vẫn tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh, ở phía Bắc các xí nghiệp CN vẫn còn thưa thớt. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngành CN. Trình độ công nghệ chung của ngành CN Bình Dương ở mức trung bình. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chậm xử lí chất thải CN như: Nước thải, khí thải, chất thải rắn. Mối liên kết tác động qua lại giữa các KCN, CCN giữa các ngành CN với ngành thương mại dịch vụ của tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự hỗ trợ nhau trong phát triển.

Trong tương lai, để ngành CN của tỉnh phát triển thật sự hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường, trên cơ sở khai thác tốt mọi nguồn lực thì đặt ra cho ngành CN một trách nhiệm to lớn, cần sự nỗ lực phối hợp của các cấp chính quyền, của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhân dân và sự quan tâm giúp đỡ sâu sắc, tác động đồng bộ, có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, đưa ra những định hướng, mục tiêu, chiến lược và các giải pháp, chính sách phát triển CN một cách đúng đắn phù hợp nhất thể hiện được nguyện vọng và ý chí về phát triển CN của lãnh đạo và nhân dân tỉnh để đến năm 2020 Bình Dương trở thành một trung tâm CN của cả nước.

Với mong muốn đóng góp một phần vào kho tàng các tài liệu nghiên cứu về phát triển CN tỉnh Bình Dương. Qua quá trình phân tích, đánh giá chuyển dịch cơ cấu CN, những định hướng cũng như những giải pháp mà tác giả đưa ra, hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn có tính thực tiễn cao, là tài liệu tham khảo, góp thêm những căn cứ khoa học cho việc quy hoạch, phát triển CN và KT - XH tỉnh Bình Dương ngày càng hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị

Để ngành CN Bình Dương phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững đảm bảo công bằng xã hội, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Đối với địa phương

Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa để thu hút đầu tư, trình độ khoa học - công nghệ phục vụ cho sự phát triển CN của tỉnh. Cần có những chính sách ưu tiên đối với những nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính và công nghệ hiện đại và có nhiều kinh nghiệm.

Ưu tiên phát triển các ngành CN sạch, ít ô nhiễm CN có kĩ thuật cao, CN hỗ trợ vào các KCN của vùng kinh tế động lực phía Nam tỉnh (TP. Thủ Dầu Một, TX. Dĩ An, TX. Thuận An).

Có chính sách thưởng, phạt nghiêm minh trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên để đảm bảo phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh.

Quy hoạch, mở rộng các KCN lên các huyện phía Bắc để tạo sự cân đối trong phát triển kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh đồng thời thu hẹp dần khoảng cách về phát triển KT - XH giữa hai vùng Nam - Bắc của tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển CN.

Các doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi đối với người lao động như: Xây dựng nhà ở cho công nhân hoặc xây dựng các nhà ở xã hội để người lao động có thể mua được những căn nhà giá rẻ. Cần nâng lương cho người lao động để họ trang trải cuộc sống, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.

Đối với Chính phủ

Tiếp tục hoàn thiên và phân cấp quản lí các KCN theo hướng gia tăng trách nhiệm của UBND tỉnh, Ban quản lí các KCN nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết phải qua các Bộ, ngành Trung ương.

Hoàn thiện và bổ sung chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, đông dân cư.

Ban hành nghị định riêng về chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thay thế cho các văn bản hiện hành theo hướng thật sự khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Trích lại tỉ lệ nộp ngân sách hợp lí để địa phương có điều kiện kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho việc phát triển CN trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lí khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương qua các năm từ 1997 - 2011.

2. Ban quản lí khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

3. Bộ công nghiệp (2000), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn từ năm 2020, Hà Nội.

4. Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám Thống kê từ năm 1997

5. đến năm 2011

6. Nguyễn Dược, Trung Hải (2001), Sổ tay thuật ngữ địa lí, Nhà xuất bản giáo dục – Hà Nội.

7. Hoàng Công Dũng (2012), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa líTrường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 8. Hoàng Công Dũng (2011), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

trong thời hội nhập. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, mã số:

CS.NCS.2010.19.01), ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

9. Ngô Đình Giao (1996), Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta: Một số

vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

10. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Phạm Thị Xuân Thọ (2000), Địa lí kinh tế xã hội

đại cương, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Duy Hồng (2008), Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Địa lí kinh tế trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

12. Phạm Hữu Khá (2002), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

13. Đỗ Hoài Nam (2004), Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam,

Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng, Địa lí Kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, Nxb giáo dục – 2000.

15. Phạm Ngọc San (2005), Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Địa lí kinh tế trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Xuân Sáng (2010), Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ Địa lí kinh tế trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

17. Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, Báo cáo hiện trạng và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2011.

18. Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh

Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

19. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.

20. Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí về tài nguyên và môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

21. Bùi Tất Thắng (chủ biên) năm 2006, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb khoa học – xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục 2000.

23. Lê Thông (chủ biên) năm 2006, Địa lí ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb giáo dục.

24. Lê Thông (chủ biên), Địa lí 10, 12, Nxb giáo dục.

25. Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ, Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, 2000.

26. Nguyễn Minh Tuệ, Một số vấn đề địa lí công nghiệp, Bộ giáo dục và đào tạo vụ giáo viên – 1995.

27. UBND tỉnh Bình Dương (1997– 2011), Các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và phương hướng nhiệm vụ qua từng năm.

28. UBND tỉnh Bình Dương (2012), Kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)