Vị trí, vai trò của CN

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 26)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Vị trí, vai trò của CN

Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước CN có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, quốc phòng và đời sống của toàn xã hội.

1.3.2.1. CN có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế

CN là ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội, CN làm ra máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thể thay thế được cũng như các công cụ và đồ dùng sinh hoạt phục vụ đời sống con người. Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình CN hoá, CN ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội.

1.3.2.2. CN thúc đẩy NN và DV phát triển theo hướng CNH, HĐH

CN có tác động trực tiếp và là chiếc chìa khoá để thúc đẩy các ngành kinh tế khác như NN, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại và DV.

CN vừa tạo ra thị trường, vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho NN phát triển. CN trực tiếp chế biến các sản phẩm NN, nâng cao giá trị của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nước và xuất khẩu. CN cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho NN, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm NN.

1.3.2.3. CN góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp quản lí sản xuất và nâng cao hiệu quả KT- XH

CN là một ngành hết sức nhạy cảm với những tiến bộ khoa học – kĩ thuật. Nó không chỉ sử dụng các trang thiết bị hiện đại mà còn có các phương pháp tổ chức, quản lí sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ thông qua việc sản xuất theo dây chuyền và hàng loạt. CN là động lực để cải tạo xã hội, làm thay đổi từ nền nếp sản xuất đến lề lối làm việc, từ cách suy nghĩ cho đến tác phong của người lao động theo hướng hài hoà giữa việc HĐH và bảo tồn những đặc trưng quý báu của dân tộc.

1.3.2.4. CN tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng

CN phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp nơi từ trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển. Nhờ làm tốt công tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên mà danh mục các điều kiện tự nhiên trở thành tài nguyên thiên nhiên phục vụ CN càng thêm phong phú. CN với sự hiện diện của mình đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng. CN làm thay đổi sự phân công lao động vì dưới tác động của nó, không gian kinh tế đã bị biến đổi sâu sắc. CN cũng tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hoá chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế. Hoạt động CN làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Chính CN đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị.

1.3.2.5. CN có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm

Cùng với tiến bộ về khoa học và công nghệ, danh mục các sản phẩm do CN tạo ra ngày càng nhiều thêm. CN cũng đóng vai trò quan trọng vào việc mở rộng tái sản xuất. Sự phát triển CN còn là điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực tiếp và gián tiếp, tạo thêm nhiều việc làm mới ở các ngành có liên quan. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng và định hướng phát triển của CN.

1.3.2.6. CN đóng góp vào tích luỹ của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân

Nhờ có năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng cao, ngành CN góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân. Phát triển CN góp phần đào tạo, rèn luyện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lí kinh doanh CN.

Sự phát triển CN là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia. CNH là con đường tất yếu của lịch sử mà bất kì một nước nào muốn phát triển đều phải trải qua. Đối với các nước đang phát triển, chỉ có thực hiện

CNH – HĐH mới có thể khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Phát triển CN là điều kiện để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH.

Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về KT – XH cần thiết phải có một hệ thống các ngành CN hiện đại và đa dạng. Tỉ trọng của ngành CN trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)