Đánh giá chung về ảnh hưởng của các nguồn lực đến sự chuyển dịch cơ cấu CN

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 69 - 71)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của các nguồn lực đến sự chuyển dịch cơ cấu CN

2.2.4.1. Thuận lợi

Từ việc nghiên cứu các nguồn lực đối với sự phát triển CN tỉnh Bình Dương có thể rút ra một số nhận định sau:

Lợi thế lớn của tỉnh Bình Dương là nằm trong vùng KTTĐ phía Nam, có điều kiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật: giao thông thuỷ, bộ khá phát triển; có hệ thống hàng không quốc tế; là vùng có điều kiện hạ tầng xã hội: ngân hàng, tài chính; DV thương mại và DV du lịch và đào tạo phát triển mạnh nhất cả nước; có vai trò động lực thúc đẩy phát triển KT - XH của cả vùng và cả nước. Trong tương lai, vùng KTTĐ phía Nam vẫn có vai trò động lực và vẫn

là vùng ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội của cả nước. Bình Dương cần chú trọng khai thác lợi thế này có hiệu quả nhất.

Bình Dương là cửa ngõ vào TP. HCM, một trung tâm kinh tế lớn có CN và DV khá phát triển, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ và có sức lan tỏa sang Bình Dương rất nhanh.

Bình Dương có tiềm năng lớn về tài nguyên đất, có nền đất cứng, thuận lợi xây dựng các công trình lớn về CN, nhà ở và kết cấu hạ tầng kĩ thuật…

Bình Dương có cơ chế chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ, hấp dẫn trong thời gian qua, nhờ cơ chế thông thoáng và thủ tục hành chính giản đơn, giải toả đền bù nhanh chóng đã hình thành nhiều KCN. Bộ máy quản lí nhà nước và DV công dần được hoàn thiện, hoạt động hiệu quả. Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện với sản xuất kinh doanh đã vận hành có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực, tạo được niềm tin ở các nhà đầu tư và nhận được sự đồng thuận của nhân dân.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sự phát triển KT- XH và ngành CN đã và đang từng bước được hoàn thiện với hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến trục đường giao thông xương sống, hệ thống kết cấu hạ tầng trong các KCN, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc...góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tư, giao lưu, thông thương để thúc đẩy sự phát triển sự phát triển KT – XH nói chung và ngành CN nói riêng.

Bình Dương có sức hút mạnh mẽ về nguồn lao động từ các nơi khác đang di chuyển vào làm việc ở các KCN. Đây cũng là một trong những điều kiện để tăng số lượng dân cư nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá và nâng cao quy mô dân số đô thị đến năm 2020, trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Tốc độ phát triển đô thị và DV đang được đẩy mạnh tạo tiền đề và cơ hội cho ngành CN phát triển ổn định và bền vững.

Tranh thủ được sự đồng tình và quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, tạo thêm thuận lợi và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

2.2.4.2. Khó khăn

Do nằm gần các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam, đặc biệt là những địa phương có nền kinh tế phát triển năng động như TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút vốn đầu tư, là những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất của cả nước… nên trong quá trình phát triển, Bình Dương phải cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư, thị trường và nguồn lao động có trình độ cao với các địa phương này. Vì vậy, các doanh nghiệp Bình Dương cần nhận thức

rõ vấn đề này để không ngừng đổi mới hiện đại hóa công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.

Tài nguyên khoáng sản không nhiều, quy mô và trữ lượng các tài nguyên nhỏ, phân bố phân tán nên chưa được khai thác nhiều. Đồng thời gây khó khăn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất CN với quy mô lớn.

Do phát triển các KCN nhanh, cho nên việc đầu tư phát triển hệ thống nước thải và cung cấp nước, bố trí dân cư, nhà ở... chưa được quy hoạch đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy đã chú trọng đầu tư trong một thời gian dài, cơ sở hạ tầng hiện vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển quá nhanh của CN và tình hình đô thị hoá trên địa bàn.

Vấn đề cung ứng nguồn nhân lực cho các KCN, DV còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng lao động, đặc biệt thiếu lao động kĩ thuật cao và quản lí cho các KCN. Việc thu hút nhiều lao động ngoài tỉnh để khắc phục tình trạng thiếu lao động đã gia tăng sức ép về nhà ở, trật tự an ninh và nhiều vấn đề xã hội khác.

Tăng trưởng kinh tế rất nhanh, nhưng quy mô còn nhỏ, có tiềm ẩn phát triển thiếu bền vững, thể hiện là chất lượng tăng trưởng chưa cao, CN tăng trưởng rất nhanh, trong khi các ngành còn lại có tỉ trọng không cân đối với CN, phát triển mất cân đối mạnh giữa các vùng lãnh thổ. Việc phát triển còn thiếu sự phân công, phối kết hợp liên vùng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)