L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương
Cơ cấu kinh tế của Bình Dương những năm qua chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng CN, DV và giảm tỉ trọng NN. Năm 1997, tỉ trọng ngành CNXD chiếm 50,0% và tăng lên 62,8% năm 2011; ngành DV tăng tương ứng 27,0% lên 33,2% và ngành NN giảm mạnh từ 23,0% xuống còn 4,0%.
Tuy nhiên, trong cơ cấu GDP của tỉnh thì tỉ trọng của CN – XD trong cơ cấu kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 62,8% năm 2011, trong khi tỉ trọng của DV chỉ chiếm 33,2% điều
này thể hiện sự phát triển chưa hợp lí giữa các ngành trong nền kinh tế. Vì vậy cần có các giải pháp điều chỉnh để phát triển hài hoà và bền vững hơn như việc đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành DV…
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương theo ngành năm 1997 và 2011
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, diễn ra theo xu hướng tăng nhanh tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng ở khu vực kinh tế trong nước, nhất là khu vực kinh tế nhà nước.
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương theo thành phần kinh tế giai đoạn 1997 – 2011
Đơn vị: %
STT Năm 1997 2001 2005 2011 Tổng số 100 100 100 100
1 Khu vực kinh tế trong nước 72,5 67,9 52,5 59,9
2 Nhà nước 29,7 33,5 24,7 18,2 - Trung ương 13,3 14,8 11,9 7,8 - Địa phương 16,4 18,7 12,8 11,0 3 Tập thể 0,5 0,49 0,48 0,6 4 Tư nhân 22,6 14,9 18,3 31,4 5 Cá thể 19,7 15,02 9,05 9,1
6 Khu vực kinh tế nước ngoài 27,5 32,1 47,5 40,1
Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương, niên giám Thống kê năm 1997- 2011
Trong những năm qua, mặc dù tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là ngành CN nhưng về không gian phát triển kinh tế thì mới tập trung các khu vực phía Nam của tỉnh, bao gồm TX. Thuận An, TX. Dĩ An, TP. Thủ Dầu Một, phía nam Bến Cát và phía nam Tân Uyên. Các huyện ở phía bắc như huyện Phú Giáo, phía bắc Bến Cát, phía bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng thì sự phát triển kinh tế chưa thật sự mạnh mẽ. Sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng giữa phía Nam và phía Bắc trong tỉnh còn lớn, vì vậy cần quan tâm phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của các địa phương trong tỉnh.