L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Khái niệm cơ cấu CN, chuyển dịch cơ cấu CN
1.4.1.1. Cơ cấu CN
“Cơ cấu CN là tổng hợp những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất CN và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỉ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản phẩm CN tính theo giá trị tổng sản lượng”[25]
Cơ cấu CN là tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền CN diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và điều kiện KT – XH nhất định.
Cơ cấu ngành CN luôn thay đổi, do chịu ảnh hưởng của các yếu tố KT – XH, lịch sử, khoa học – kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và sự hợp tác quốc tế. Để sản xuất CN phát triển và không ngừng mở rộng đòi hỏi mọi quốc gia phải có hầu hết các ngành CN với tỉ lệ thích hợp trong cơ cấu CN.
Sự biến đổi trong cơ cấu ngành CN còn được thể hiện ở sự tăng rõ rệt tỉ trọng của các ngành CN có hàm lượng kĩ thuật hiện đại như các ngành CN chế tạo máy, CN hoá chất và ngành CN điện. Các ngành truyền thống như sản xuất ô tô, tàu biển đang có xu hướng giảm
xuống.
Xu hướng phát triển CN thế giới đang từng bước chuyển từ các ngành CN truyền thống sang các ngành CN có kĩ thuật công nghệ cao. Các nước CN mới (NICs) đã lựa chọn đúng đắn cơ cấu ngành CN, đầu ra của các sản phẩm CN, phát triển CN theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế nhu cầu của thị trường bên ngoài vì thế các nước NICs đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất CN và chuyển dịch cơ cấu CN. Đây là bài học có ý nghĩa rất quan trọng cho các nước đang phát triển trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành CN.
1.4.1.2. Chuyển dịch cơ cấu CN
Cơ cấu CN không thể là một cơ cấu cố định được vạch ra một cách cứng nhắc theo ý muốn chủ quan không có khă năng phát triển, coi nhẹ những lợi thế so sánh, bỏ lỡ những thời cơ vận dụng có hiệu quả nhất các lợi thế so sánh mà chuyển dịch cơ cấu CN xảy ra thường xuyên, liên tục.
Chuyển dịch cơ cấu CN đó chính là sự thay đổi cơ cấu CN theo ngành, theo vùng và theo thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu CN xảy ra theo hai khuynh hướng sau đây:
Chuyển dịch cơ cấu CN một cách tự phát: Đây là hiện tượng các nhà đầu tư bỏ vốn vào một ngành nghề vào một vùng phù hợp theo nhu cầu của thị trường nhằm đạt hiệu quả cao. Khuynh hướng này nhiều khi không nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước, hiệu quả làm ăn không như mong đợi nhiều lúc dẫn đến lãng phí các nguồn lực phát triển CN.
Chuyển dịch cơ cấu CN tự giác: Đây là khuynh hướng có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, với hệ thống pháp luật, những chính sách cũng như những thông tin, các nguồn lực rất rõ ràng, điều khiển quá trình chuyển dịch cơ cấu CN vì lợi ích của toàn xã hội.