Các phương án phát triển CN của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 120)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Các phương án phát triển CN của tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và mục tiêu điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể KT – XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 cùng với các mục tiêu phát triển cụ thể của ngành CN trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, ngành CN được xây dựng phát triển theo 2 phương án như sau:

Phương án công nghiêp 1:

Giai đoạn 2011 – 2015: Là phương án tính toán trên cơ sở số liệu thực hiện năm 2010

của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, cơ cấu GDP của các ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 theo kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó GTSXCN đạt 239.349 tỉ đồng năm 2015. Tỉ trọng ngành CN – XD trong cơ cấu kinh tế là 59,0%. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn là 18,0%/năm. VACN đạt 14.014 tỉ đồng (giá so sánh 1994) gấp 1,5 lần so với năm 2010. Đóng góp VACN của Bình Dương trong vùng KTTĐ phía Nam năm 2015 là 8,4%.

Giai đoạn 2016 – 2020: Tốc độ tăng trưởng CN được tính toán trên cơ sở các mục tiêu phát triển của điều chỉnh quy hoạch KT – XH tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Do đó ngành CN dự báo phấn đấu mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 16,1%. GTSXCN đạt 504.887 tỉ đồng năm 2020.

VA ngành CN của tỉnh năm 2020 đạt 22.065 tỉ đồng gấp hơn 2,3 lần so với năm 2010 (theo giá so sánh 1994). Tỉ trọng ngành CN – XD trong cơ cấu kinh tế 2020 là 48,5%. Đóng góp ngành CN – XD của tỉnh Bình Dương trong vùng KTTĐ phía Nam là 9,5% năm 2020 trong tổng VACN của toàn vùng.

Giai đoạn 2021 – 2025: Các ngành NN, CN - XD, thương mại DV sẽ có mức tăng trưởng tương ứng là 2,8%/năm, 10,0%/năm và 16,8%/năm. Tỉ trọng ngành CN – XD khoảng 41,8% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. VACN đạt 35.537 tỉ đồng. GTSXCN đat 1.256.334 tỉ đồng.

Phương án CN 2:

Phát triển CN từ nay đến năm 2015: Là phương án do viện nghiên cứu chiến lược

chính sách CN đề xuất với hướng phấn đấu là cải thiện dần chất lượng tăng trưởng CN. Nhiều ngành, sản phẩm CN hạn chế dần đầu tư mở rộng và chủ yếu từng bước đầu tư chiều sâu, tổ chức lại sản xuất, cải tiến công nghệ, nhằm nâng cao tỉ lệ chế tạo và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Dự báo GTSXCN của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15,5%/năm, VA ngành CN phấn đấu đạt 14.014 tỉ đồng. GTSXCN đạt 215.270 tỉ đồng. Đóng góp VACN của Bình Dương trong vùng KTTĐ phía Nam năm 2015 là 8,6%.

Giai đoạn 2016 – 2020: Ngành CN – XD trong giai đoạn này tiệp tục đầu tư theo chiều sâu, dự kiến VA ngành CN của tỉnh sẽ đạt 11,2%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020 và đạt khoảng 23.775 tỉ đồng năm 2020 gấp 2,5 lần so với năm 2010. Phấn đấu GTSXCN sẽ tăng khoảng 9% - 10%/năm đạt 339.637 tỉ đồng năm 2020.

Tỉ trọng ngành CN – XD trong cơ cấu kinh tế chiếm khoảng 49% - 50%. Đóng góp VA của ngành CN – XD trong tổng VACN – XD của vùng KTTĐ phía Nam là 10,2% năm 2020.

Bình quân VA GDP/người theo giá hiện hành vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 140,9 triệu đồng (tương đương với 6.400 USD) bằng 213% mức bình quân của cả nước và 91,0% mức bình quân của vùng KTTĐ phía Nam.

Giai đoạn 2021 – 2025: Ngành CN sẽ có mức tăng trưởng là 12,0%/năm. GTSXCN toàn tỉnh sẽ đạt 480.000 – 530.000 tỉ đồng vào năm 2025. VACN đạt 41.889 tỉ đồng năm 2025. GTSXCN đat 487.196,9 tỉ đồng năm 2025.

Các chỉ tiêu của 2 phương án phát triển CN có sự thay đổi:

Về GTSXCN: Giai đoạn 2011 – 2015 theo phương án 1 là 239.349 tỉ đồng, phương án

2 là 225.270 tỉ đồng (giảm 24,08 tỉ đồng); giai đoạn 2016 – 2020 theo phương án 1 là 504.887 tỉ đồng, phương án 2 là 339.637 tỉ đồng (giảm 165,250 tỉ đồng); giai đoạn 2021 – 2015 theo phương án 1 là 1.256.334 tỉ đồng, phương án 2 là 487.196,9 tỉ đồng (giảm 769.137,1 tỉ đồng).

Về tốc độ tăng trưởng ngành CN: Theo phương án 1, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 18,0%/năm, phương án 2 là 15,5%/năm (giảm 2,5%); giai đoạn 2016 – 2020 phương án 1 là 16,1%/năm, phương án 2 là 9 – 10%/năm (giảm khoảng 6,0%).

Về VACN: Giai đoạn 2011 – 2015 theo phương án 1 là 14.014 tỉ đồng, phương án 2 là

14.014 tỉ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 theo phương án 1 là 22.065 tỉ đồng, phương án 2 là 23.775 tỉ đồng (tăng 1,710 tỉ đồng); giai đoạn 2021 – 2025 theo phương án 1 là 35.537 tỉ đồng, phương án 2 là 41.899 tỉ đồng (tăng 6,362 tỉ đồng)

Đóng góp VACN của Bình Dương trong vùng KTTĐ phía Nam: Theo phương án 1, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 8,4%, phương án 2 là 8,6% (tăng 0,2%); giai đoạn 2016 – 2020, phương án 1 là 9,5%, phương án 2 là 10,2% (tăng 0,7%).

Căn cứ vào hiện trạng phát triển KT - XH, những thế mạnh – hạn chế, những cơ hội -

thách thức của nền kinh tế Bình Dương nói chung và sự phát triển ngành CN nói riêng từ nay cho đến năm 2025. Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương chọn phương án CN 2 là phương án thực hiện để xây dựng các mục tiêu phát triển CN của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. So với phương án CN 1 thì quy mô GTSXCN và tốc độ tăng trưởng CN của phương án CN 2 vừa phải và hợp lí hơn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)