Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 80 - 107)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Bình Dương

Cơ cấu CN tỉnh Bình Dương có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cả ba phương diện đó là: chuyển dịch cơ cấu theo ngành – nội bộ ngành, theo thành phần kinh tế và theo không gian lãnh thổ.

2.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành

Cơ cấu GTSXCN theo ngành có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thay đổi rất rõ rệt theo thời gian và có sự khác biệt giữa các ngành.

Cơ cấu giá trị SXCN giai đoạn 1997 – 2011 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đó là giảm tỉ trọng ngành CNKT, tăng tỉ trọng ngành CNCB và ngành CNSX & PP điện, khí đốt, nước.

Bảng 2.19. Cơ cấu GTSXCN tỉnh Bình Dương phân theo ngành giai đoạn 1997 – 2011 Đơn vị: % - giá thực tế Năm 1997 2001 2005 2009 2011 % Tỉ lệ chuyển dịch Tổng số 100 100 100 100 100 CNKT 2,22 1,59 0,66 0,77 0,77 -1,45 CNCB 97,73 97,38 99,12 99,07 99,10 +1,37 CNSX và PP điện, khí đốt, nước 0,05 1,03 0,22 0,16 0,13 +0,08

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2011

Giai đoạn 1997 – 2011 tỉ trọng ngành CNKT có xu hướng giảm xuống, giảm từ 2,22% xuống còn 0,77% giảm 1,45%. Tỉ lệ chuyển dịch cả giai đoạn là (-1,45%). Tỉ trọng ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng lên nhưng tăng chậm, tăng từ 0,05% năm 1997 lên 0,13% năm 2011 tăng 0,08%. Tỉ lệ chuyển dịch trong cả giai đoạn này là (+0,08%), tuy nhiên ở ngành này từ năm 2001 đến 2011 thì tỉ trọng GTSXCN giảm liên tục từ 1,03% năm 2001 xuống 0,13% năm 2011 giảm 0,9% và tỉ lệ chuyển dịch trong giai đoạn 2001 – 2011 này là (-0,9%). Tỉ trọng ngành CNCB có xu hướng tăng lên, tăng từ 97,73% năm 1997 lên 99,10% năm 2011 tăng 1,37%. Tỉ lệ chuyển dịch cả giai đoạn này là (+1,37%).

Như vậy trong cơ cấu GTSXCN theo ngành giai đoạn 1997 - 2011 thì ngành CNCB luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất năm 2011chiếm 99,10%, ngành CNKT chiếm 0,77%, chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành CNSX & PP điện khí đốt và nước 0,13%. Sở dĩ ngành CNCB luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất qua các năm bởi vì hầu hết GTSXCN của các sản phẩm CN của tỉnh đều thuộc vào ngành CNCB.

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GTSXCN tỉnh Bình Dương phân theo ngành giai đoạn 1997 – 2011

Sự thay đổi trong cơ cấu ngành CN tỉnh Bình Dương trong thời gian từ 1997 – 2011 là hợp lí, phù hợp với những chủ trương chính sách phát triển ngành CN của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tập trung phát triển những ngành thuộc CNCB nên trong những năm qua ngành CNCB luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GTSXCN. Ngược lại ngành CNKT chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế trong nước, trình độ công nghệ khai thác thấp, hiệu quả kinh tế không cao và gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nguồn tài nguyên thiên đặc biệt là khoáng sản không nhiều, tập trung một số loại khoáng sản có giá trị cho ngành CN VLXD nên ngành này đã có xu hướng giảm tỉ trọng. Ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước không phải là ngành thế mạnh của tỉnh bởi vì trong quá trình phát triển tỉnh đã sử dụng nguồn điện của quốc gia và của một số tỉnh thành lân cận nên ngành này chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu GTSXCN.

Cơ cấu lao động phân theo ngành CN có chuyển dịch tương ứng với sự chuyển dịch của cơ cấu ngành CN đó là: Giảm tỉ trọng lao động trong ngành CNKT, tăng tỉ trọng lao động trong ngành CNCB và ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước.

Bảng 2.20. Cơ cấu lao động tỉnh Bình Dương phân theo ngành CN giai đoạn 1997 – 2011 Đơn vị: % Năm 1997 2001 2005 2009 2011 Tổng số 100 100 100 100 100 CNKT 2,03 1,02 0,51 0,38 0,38 CNCB 97,88 98,80 99,38 99,51 99,51 CNSX và PP điện, khí đốt, nước 0,09 0,18 0,11 0,11 0,11

Lao động trong ngành CNKT có chiều hướng giảm xuống, giảm từ 2,03% năm 1997 xuống 0,38% năm 2011 giảm 1,65%.

Giai đoạn 1997 – 2011 lao động trong ngành CNCB chiếm tỉ trọng lớn nhất trên 97% và có xu hướng tăng lên, tăng từ 97,88% năm 1997 lên 99,51% năm 2011 tăng 1,63%. Lao động trong ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng lên, tăng từ 0,09% năm 1997 lên 0,11% năm 2011 tăng 0,02%.

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu lao động phân theo ngành CN Bình Dương

Cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất CN phân theo ngành CN có sự chuyển dịch rõ rệt. Xu hướng chung là tăng tỉ trọng cơ sở sản xuất của ngành CNCB, giảm tỉ trọng cơ sở sản xuất của ngành CNKT và ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước.

Bảng 2.21. Cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất CN tỉnh Bình Dương phân theo nhóm ngành giai đoạn 1997 – 2011

Đơn vị: % Năm 1997 2001 2005 2009 2011 Tổng số 100 100 100 100 100 CNKT 1,04 1,03 0,94 0,84 0,63 CNCB 98,92 98,89 99,02 99,13 99,34 CNSX và PP điện, khí đốt và nước 0,04 0,08 0,04 0,03 0,03

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2011

Giai đoạn 1997 – 2011 tỉ trọng cơ sở sản xuất CN của ngành CNKT có xu hướng giảm xuống giảm từ 1,04% năm 1997 xuống còn 0,63% năm 2011, giảm 0,41%. Tỉ trọng cơ sở sản xuất ngành CNCB có xu hướng tăng lên tăng từ 98,92% năm 1997 lên 99,34% năm 2011, tăng 0,42%. Số lượng cơ sở sản xuất CN của ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước có xu hướng giảm tỉ trọng nhưng giảm không đáng kể, giảm từ 0,04% năm 1997 xuống còn 0,03% năm 2011.

Cơ cấu sản phẩm của các ngành CNcũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực. Trong ngành CNKT cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng sản phẩm của ngành CNKT đá và các mỏ khác, giai đoạn 1997 – 2011 giảm 1,45%, từ 2,22% năm 1997 xuống 0,77% năm 2011.

Trong ngành CNCB giai đoạn 1997 – 2011 thì cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng các ngành như: Thực phẩm đồ uống giảm từ 30,69% năm 1997 xuống 17.94% năm 2011, sản phẩm gỗ và lâm sản giảm từ 6,55% năm 1997 xuống còn 2,52% năm 2011, sản phẩm ngành hoá chất giảm từ 9,55% năm 1997 xuống còn 8,77% năm 2011, sản phẩm khoáng phi kim loại giảm từ 14,41% năm 1997 xuống còn 2,52% năm 2011. Trong khi đó sản phẩm ngành CN dệt tỉ trọng tăng lên từ 0,48% năm 1997 lên 3,00% năm 2011, sản phẩm ngành cao su và plastic tăng từ 3,93% năm 1997 lên 5,99% năm 2011, sản phẩm ngành kim loại tăng từ 0,05% năm 1997 lên 9,15% năm 2011, sản phẩm ngành điện – điện tử tăng từ 1,67% năm 1997 lên 4,38% năm 2011.

Trong ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước thì cơ cấu sản phẩm có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng sản phẩm của ngành sản xuất phân phối điện và ga, tăng tỉ trọng sản phẩm của ngành sản xuất và phân phối nước năm 1997 ngành này chiếm 0,05% tăng lên 0,13% năm 2011 tuy nhiên những năm gần đây thì tỉ trọng sản phẩm của ngành này có xu hướng giảm xuống.

Tóm lại xu hướng chuyển dịch cơ cấu GTSXCN theo ngành của tỉnh trong thời gian qua là tích cực theo hướng CNH, HĐH phù hợp với quy luật chung là giảm tỉ trọng ngành CNKT, tăng tỉ trọng ngành CNCB và ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước. Trong đó ngành CNCB luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GTSXCN theo ngành.

Bảng 2.22. Cơ cấu sản phẩm của các ngành CN tỉnh Bình Dương năm 1997 và năm 2011 Đơn vị: % Năm 1997 2011 Tổng sản phẩm 100 100 CNKT 2,22 0,77 Khai thác đá và các mỏ khác 2,22 0,77 CNCB 97,73 99,10 Thực phẩm và đồ uống 30,69 17,94 Chế biến gỗ, lâm sản 6,55 2,52

Dệt may - da giày 0,48 3,00

Hoá chất 9,55 8,77

Cao su và plastic 3,93 5,99 Điện, điện tử 1,67 4,38 Sản xuất kim loại 0,05 9,15 Sản xuất VLXD - gốm sứ 14,41 2,52

CN khác 30,40 44,83

CN Sản xuất điện, khí đốt, nước 0,05 0,13

Sản xuất và phân phối điện, ga - -

Sản xuất và phân phối nước 0,05 0,13

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1997 và năm 2011

2.3.2.2. Chuyển dịch trong nội bộ ngành CN

CN tỉnh Bình Dương đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ không chỉ chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành mà còn thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu CN theo nội bộ ngành.

Sản phẩm CN của tỉnh chủ yếu là thuộc về ngành CNCB, chiếm trên 99% trong những năm qua. Trong ngành CNCB đã có một số sản phẩm CN đóng vai trò chủ lực chiếm tỉ trọng lớn trong GTSXCN như: Thực phẩm đồ uống, hoá chất, dệt may, sản phẩm khoáng phi kim loại, kim loại, sản phẩm cao su và plastic, thiết bị điện tử, đồ gỗ lâm sản…

Ngành CNCB tỉnh Bình Dương gồm có 22 ngành khác nhau. Các phân ngành trong ngành CNCB giai đoạn 1997 – 2011 đã có sự chuyển dịch khá rõ nét. Các ngành dệt may - da giày, cao su và plastic, điện - điện tử, sản xuất kim loại có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu ngành CNCB. Các ngành như CNCB thực phẩm và đồ uống, chế biến gỗ - lâm sản, hoá chất, sản xuất VLXD - gốm sứ có xu hướng giảm tỉ trọng. Tuy nhiên năm 2011 GTSXCN của ngành thực phẩm và đồ uống, hoá chất, sản xuất kim loại chiếm tỉ trọng lớn nhất chiếm 36,17%, ngành thực phẩm và đồ uống chiếm 18,10%, ngành hoá chất chiếm 8,84%, ngành sản xuất kim loại chiếm 9,23% trong GTSXCN của toàn tỉnh. Trong đó ngành CNCB gỗ, lâm sản chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GTSXCN của tỉnh, chiếm 2,54%, ngành CN sản xuất VLXD – gốm sứ chiếm 2,55%.

Giai đoạn 1997 – 2011 các ngành có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu GTSXCN trong ngành CNCB là: Ngành CN thực phẩm và đồ uống giảm 13,3%, ngành CNCB gỗ, lâm sản giảm 4,16%, ngành CN hoá chất giảm 0,93%, ngành CN sản xuất VLXD - gốm sứ giảm 12,15%.

Giai đoạn 1997 – 2011 các ngành có xu hướng tăng tỉ trọng bao gồm: Ngành CN cao su và plastic tăng 2,02%, ngành CN dệt may - da giày tăng 2,52%, ngành CN điện, điện tử tăng 2,71%, ngành CN sản xuất kim loại tăng 9,18%, các ngành CN khác tăng 14,11%.

Bảng 2.23. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành CNCB tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2011 Đơn vị:% - giá thực tế Năm 1997 2001 2005 2009 2011 % Tỉ lệ chuyển dịch CNCB 100 100 100 100 100 Thực phẩm và đồ uống 31,40 22,33 15,70 19,20 18,10 -13,3 Chế biến gỗ, lâm sản 6,70 4,24 2,95 2,25 2,54 -4,16 Dệt may - da giày 0,50 2,29 2,67 3,00 3,02 +2,52 Hoá chất 9,77 12,27 9,80 9,87 8,84 -0,93 Cao su và plastic 4,02 4,77 4,00 5,30 6,04 +2,02 Điện, điện tử 1,71 3,12 4,64 4,68 4,42 +2,71

Sản xuất kim loại 0,05 3,56 7,22 9,00 9,23 +9,18

Sản xuất VLXD- gốm sứ 14,70 10,10 5,30 3,10 2,55 -12,15

CN khác 31,15 37,32 47,72 43,60 45,26 +14,11

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2011

Như vậy cơ cấu nội bộ ngành CNCB tỉnh Bình Dương trong giai đoan 1997 – 2011có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo hướng tích cực nhằm phát huy những ngành CN có nhiều triển vọng, chủ lực, có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao như ngành CN điện – điện tử, cao su và plastic. Những sản phẩm của ngành CNCB nói trên đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong GTSXCN, là những sản phẩm chủ lực thúc đẩy sự phát triển của ngành CNCB nói riêng và toàn ngành CN của tỉnh nói chung.

Biểu đồ 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành CNCB tỉnh Bình Dương năm 1997 và năm 2011

Tuy nhiên, tỉ trọng các ngành CN truyền thống, thâm dụng lao động, hàm lượng khoa học kĩ thuật thấp vẫn chiếm tỉ trọng cao chiếm 55,02%% năm 1997 và 44,47% năm 2011 (bao gồm các ngành : Thực phẩm và đồ uống; sản phẩm dệt; sản phẩm bằng da, giả da; sản phẩm gỗ và lâm sản; giấy và các sản phẩm bằng giấy; giường, tủ, bàn ghế). Vì vậy, CN tỉnh Bình Dương trong những năm qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng, trong thời gian tới cần quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa các ngành CN có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.

Cùng với sự chuyển dịch của ngành CNCB thì ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước giai đoạn 1997 – 2011 có sự chuyển dịch tích cực, khá hợp lí theo hướng tăng tỉ trọng ngành CN sản xuất và phân phối nước, giảm tỉ trọng ngành CN sản xuất và phân phối điện và ga.

Bảng 2.24. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành CN sản xuất điện, khí đốt, nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2011

Đơn vị: % - giá thực tế

Năm 1997 2001 2005 2009 2011 CN Sản xuất điện, khí đốt, nước 100 100 100 100 100

Sản xuất và phân phối điện, ga 0,00 32,40 17,50 0,47 0,79

Sản xuất và phân phối nước 100,00 67,60 82,50 99,53 99,21

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2011 Ngành CN sản xuất và phân phối nước giai đoạn 1997 – 2011có xu hướng giảm tỉ trọng giảm 0,79%, từ 100% năm 1997 xuống 99,21% năm 2011. Nhưng từ năm 2001 đến năm 2011 tỉ trọng của ngành này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, tăng từ 67,6% năm 2001 lên 99,21% năm 2011. Tỉ lệ chuyển dịch cả giai đoạn là (-0,79%), nhưng từ năm 2001 đến năm 2011 thì tỉ lệ chuyển dịch là (+31,61%).

Ngành CN sản xuất và phân phối điện, ga giai đoạn 1997 – 2011 tỉ trọng có xu hướng

tăng lên tăng 0,79%, nhưng ngành này bắt đầu phát triển từ năm 1998. Giai đoạn 1998 – 2011 tỉ trọng ngành này giảm liên tục, giảm từ 61,07% năm 1998 xuống còn 0,79% năm 2011. Tỉ lệ chuyển dịch giai đoạn 1998 – 2011 là (-60,28%). Đây là ngành không phải là thế mạnh của tỉnh, hầu hết nguồn điện của tỉnh đều sử dụng của các tỉnh, TP lân cận và mạng lưới điện của cả nước.

Cơ cấu lao động phân theo nội bộ của các ngành CN cũng có sự chuyển dịch mạnh

mẽ, đặc biệt là trong ngành CNCB giai đoạn 1997 – 2011 có xu hướng tăng tỉ trọng lao động của các ngành như: Dệt may - da giày tăng 2,28%; cao su và plastic tăng 1,91%; điện - điện tử tăng 0,79%, sản xuất kim loại tăng 1,15%, các ngành CN khác tăng 24,36%.

Biểu đồ 2.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành CN sản xuất điện, khí đốt, nước tỉnh Bình Dương năm 2001 và năm 2011

Cơ cấu lao động của các ngành thực phẩm và đồ uống, chế biến gỗ, lâm sản, hoá chất, sản xuất VLXD - gốm sứ có xu hướng giảm tỉ trọng. Cụ thể: Ngành thực phẩm và đồ uống giảm 12,35%; ngành chế biến gỗ, lâm sản giảm 6,44%; ngành hoá chất giảm 0,86%; ngành sản xuất VLXD - gốm sứ giảm 12,56%.

Bảng 2.25. Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành CNCB tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2011

Năm 1997 2001 2005 2009 2011 % Tỉ lệ chuyển dịch CNCB 100 100 100 100 100 Thực phẩm và đồ uống 18,90 10,25 6,38 6,54 6,55 -12,35 Chế biến gỗ, lâm sản 9,99 6,27 4,88 4,01 3,55 -6,44 Dệt may - da giày 1,19 2,76 2,91 3,24 3,47 +2,28 Hoá chất 1,70 2,11 2,29 2,57 2,56 -0,86 Cao su và plastic 1,79 2,72 2,65 3,99 3,70 +1,91 Điện, điện tử 1,44 2,24 2,43 2,53 2,23 +0,79

Sản xuất kim loại 0,13 0,58 0,87 1,18 1,28 +1,15

Sản xuất VLXD- gốm sứ 16,90 15,72 9,39 5,04 4,34 -12,56

CN khác 47,96 57,35 68,20 70,90 72,32 +24,36

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2011

Cơ cấu lao động trong ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước giai đoạn 1997 - 2011

có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động trong ngành CNSX & PP nước, giảm tỉ trọng lao động trong ngành CNSX & PP điện và ga.

Bảng 2.26. Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2011

Đơn vị: %

Năm 1997 2001 2005 2009 2011

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 80 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)