L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Định hướng phát triển CN cả nước và vùng KTTĐ phía Nam
Chiến lược phát triển KT - XH và các mục tiêu phát triển của nước ta đã được xác định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Trên cơ sở định hướng phát triển KT - XH và CN cả nước giai đoạn từ nay cho đến năm 2020, phấn đấu xây dựng cơ cấu kinh tế CN, NN, DV hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành CN và DV chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm CN chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất CN. Phát triển mạnh CN và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước CN.
Cơ cấu lại sản xuất CN cả về ngành kinh tế kĩ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Phát triển có chọn lọc CNCB, CN công nghệ cao, CN năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, CN quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghệ cao, CN cơ khí, CN công nghệ thông tin và truyền thông và CN dược…Phát triển mạnh CN hỗ trợ, chú trọng phát triển CN phục vụ NN, nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng nguyên liệu. Từng bước phát triển CN sinh học và CN môi trường, tiếp tục phát triển phù hợp các ngành CN sử dụng nhiều lao động.
Phát huy hiệu quả các khu, CCN, đẩy mạnh phát triển CN theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp CN quy mô lớn và hiệu quả cao, hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kĩ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố CN hợp lí trên toàn lãnh thổ để bảo đảm phát triển cân đối, hiệu quả giữa các vùng.
Vùng KTTĐ phía Nam bao gồm 8 tỉnh, TP với tổng diện tích là 30.598 km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Là vùng có nhiều lợi thế về tự nhiên, KT - XH, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH chung của cả nước. Nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh và trở thành vùng động lực kinh tế cho cả nước, vùng đã được Thủ tướng chính phủ đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển KT - XH đến năm 2020. Trong CN cần phát huy vai trò đầu tàu của vùng đối với cả nước, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành CN có công nghệ và kĩ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác. Phát triển CN chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, tham gia một cách hiệu quả vào liên kết CN và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Tập trung phát triển các ngành CN trọng điểm, ngành công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.