Kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN một số tỉn hở vùng ĐNB

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 41 - 44)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.5.3. Kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN một số tỉn hở vùng ĐNB

1.5.3.1. Kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ngành CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60 (thế kỷ XX), với chủ yếu là các cơ sở sửa chữa tàu thuyền và các ngành chế biến nông sản và hải sản sơ cấp, nhưng đến cuối thập niên 80 thì ngành CN của tỉnh mới phát triển mạnh với sự ra đời và phát triển của ngành khai thác dầu khí và thực sự phát triển mạnh trong giai đoạn 1996 – 2005. Đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có một cơ cấu ngành CN đa dạng với sự có mặt của nhiều ngành CN như CN năng lượng, CN luyện kim, hóa chất, sản xuất VLXD, chế biến hải sản…, công nghệ sản xuất được trang bị ngày càng hiện đại, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, xuất khẩu và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Theo giá so sánh, tổng GTSXCN tăng lên rất nhanh từ 2.847 tỉ đồng năm 1993 lên 53.996 tỉ đồng năm 2007, tăng 18,9 lần. Tốc độ tăng trưởng CN năm 2007 (trừ dầu khí) là 28,01%, trong đó CN trung ương là 27,0%; CN ngoài quốc doanh chiếm 14,36%; CN có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh nhất 58,04%. CN tỉnh phát triển kéo theo cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 1993, ngành NN chiếm tỉ trọng 20,41% trong cơ cấu GDP, CN chiếm 37,63% và DV chiếm 41,96% thì đến năm 2007, NN chỉ còn 5,28%, CN – XD chiếm 65,4% và DV chiếm 29,32% (trừ dầu khí).

Để có được kết quả này trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến. Khuyến khích các

doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại để nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, đồng thời cải thiện ô nhiễm môi trường thông qua sử dụng công nghệ mới, sạch hơn. Chuyển dần hoạt động sản xuất CN theo chiều sâu như: sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, chuyển dần từ khai thác sản phẩm thô sang chế biến sâu…

1.5.3.2. Kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN TP. Hồ Chí Minh

Với lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển, TP. HCM ngày nay luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của khu vực Nam Bộ và của cả nước. Trong những năm vừa qua TP. HCM vẫn luôn là một đô thị lớn nhất cả nước, một trung tâm đô thị có nhiều chức năng, có đội ngũ lao động chất xám dồi dào, với các ngành CN có kĩ thuật tiên tiến, tốc độ phát triển nhanh với nhiều sản phẩm CN đa dạng, có chất lượng tốt. Có nhiều loại hình DV hiện đại phục vụ đắc lực cho sản xuất và dân sinh.

Nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ và năng động CN trên địa bàn TP. HCM đã có tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 1991 – 1995 đạt 15,58%, giai đoạn 1996 – 2000 đạt 14,4%, giai đoạn 2001 – 2004 đạt 15,70%. GTSXCN cũng tăng liên tục qua các năm, năm 2000 GTSXCN TP. HCM đạt 87.368,4 tỉ đồng chiếm 26% GTSXCN của cả nước và 47,4% GTSXCN vùng ĐNB. Đến năm 2009 GTSXCN của TP. HCM đã tăng lên 509.831,5 tỉ đồng chiếm 22,2% GTSXCN cả nước và 42,5% GTSXCN toàn vùng ĐNB.

Trong giai đoạn đầu TP. HCM chú trọng tập trung vào phát triển các ngành CN như: Bột giặt, sản phẩm nhựa, giày dép, mì ăn liền, dệt may – da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống…Đến nay TP. HCM đã xây dựng và phát triển các ngành CN có trình độ hàm lượng kĩ thuật cao như cơ khí chế tạo máy, gia công kim loại, ngành nhựa – hoá chất, điện tử tin học truyền thông…

Đến năm 2010 TP. HCM không phát triển thêm các KCN tổng hợp, mà chỉ tập trung rà soát sắp xếp các KCN hiện có theo chiều hướng củng cố lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, quản lí chặt chẽ vấn đề ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư xây dựng một số cụm, KCN chuyên ngành như cơ khí chế tạo máy, hoá chất điện tử tin học, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghệ cao, giảm các ngành thâm dụng lao động, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch các ngành CN trọng yếu (cơ khí, điện tử, hoá chất), đầu tư phát triển các ngành CN chủ lực.

Thành công của TP. HCM trong phát triển ngành CN đó là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, phát triển các ngành CN có hàm lượng chất xám cao…

Qua thực tiễn phát triển CN của Việt Nam, của TP. HCM và của Bà Rịa – Vũng Tàu có thể rút ra những bài học kinh nghiệm mà Bình Dương cũng như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước cần phải quan tâm và vận dụng, đó là:

- Có những định hướng, chính sách, giải pháp phát triển CN một cách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế.

- Vai trò điều tiết của Nhà nước rất quan trọng trong quá trình phát triển CN, cũng như trong quá trình CNH.

- Khai thác tối đa các lợi thế so sánh trong quá trình phát triển, cũng như trong cạnh tranh trên thị trường.

- Cần phải thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Tranh thủ nguồn vốn từ viện trợ và tín dụng của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Chủ động nắm bắt công nghệ mới, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, triển khai trong CN một cách hợp lí nhất.

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho CN, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG

NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)