L ỜI CAM ĐOAN
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Những thành tựu và nguyên nhân
Ngành CN tỉnh Bình Dương đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong những năm đầu thành lập tỉnh để đi vào ổn định và phát triển. Hoạt động sản xuất CN trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực, tiến bộ theo hướng CNH, HĐH và có tác động rất lớn đối với sự phát triển KT - XH địa phương và của cả nước.
Ngành CN luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, là động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng ngành CN đạt 3097,1%, giai đoạn 1997 – 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 27,8%, trong đó giai đoạn 1997 – 2001 tốc độ tăng trưởng đạt 32,73%, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 36,27%, giai đoạn 2005 – 2009 đạt 19,85%, giai đoạn 2009 – 2011 đạt 18,43%.
GTSXCN ngày càng tăng nhanh, cơ cấu sản phẩm CN ngày càng đa dạng, phong phú, hình thành một số sản phẩm CN chủ lực như hoá chất, thiết bị điện tử, cao su và plastic, …
Kim ngạch xuất khẩu CN tăng nhanh, năm 2011 đạt 9.592,4 triệu USD tăng 38,8 lần
so với năm 1997, bình quân giai đoạn 1997 – 2011 kim ngạch xuất khẩu tăng 29,9%. Hiệu quả chuyển dịch sản xuất CN tăng cao thể hiện qua năng suất lao động ngày càng tăng, năng suất lao động đạt 193,4 triệu đồng/lao động năm 2011 gấp 3,71 lần so với năm 1997. Doanh thu của các doanh nghiệp năm 2011 đạt 7,95 tỉ USD, nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 185 triệu USD.
Số cơ sở sản xuất CN và lực lượng lao động CN của tỉnh ngày càng tăng lên, đạt 7.877 cơ sở năm 2011 tăng 5.008 cơ sở và gấp 2,2 lần so với năm 1997. Lực lượng lao độngnăm 2011 đạt 637,1 nghìn người tăng 560,775 nghìn người gấp 8,35 lần so với năm 1997.
Trong cơ cấu GDP của tỉnh thì ngành CN luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất năm 1997 là 50,0% trong khi đó ngành NN là 23,0%, ngành DV là 27,0%; đến năm 2011 tỉ trọng của ngành CN là 62,8%, ngành NN là 4,0%, ngành DV là 33,2%.
Cơ cấu ngành CN có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, tiến bộ. Về GTSXCN thì tỉ trọng ngành CNKT giảm 1,45%, tỉ trọng ngành CNCB tăng 1,37%, tỉ trọng ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước tăng 0,08%.
Cơ cấu GTSXCN theo nội bộ ngành CNCB giai đoạn 1997 - 2011 có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỉ trọng các ngành CN có hàm lượng kĩ thuật cao như cao su và plastic, điện – điện tử, sản xuất kim loại, ngành CN dệt may – da giày. Tỉ trọng của các ngành thâm dụng nhiều lao động có xu hướng giảm xuống bao gồm: Ngành CN thực phẩm đồ uống, chế biến gỗ lâm sản, sản xuất VLXD gốm sứ, hoá chất. Ngành CNSX & PP điện, khí đốt và nước chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng GTSX ngành sản xuất và phân phối nước, giảm tỉ trọng ngành sản xuất và phân phối điện và ga.
Cơ cấu GTSXCN theo thành phần kinh tế giai đoạn 1997 – 2011 có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỉ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế nhà nước giảm 16,08%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm 4,9%, tuy nhiên những năm gần đây đã có xu hướng tăng lên; GTSXCN khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,98%.
Cơ cấu GTSXCN theo lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các địa phương trong tỉnh. Trước đây khu vực phía Nam của tỉnh chiếm tỉ trọng lớn về cơ cấu GTSXCN nhưng hiện nay đã giảm xuống và có xu hướng chuyển dịch lên các huyện phía Bắc. CN của các huyện, thị phía Nam đang đi vào xu thế ổn định, giữ vai trò động lực phát triển CN và KT - XH của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với chủ trương phát triển CN lên phía Bắc của tỉnh nhằm tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, giá thuê đất xây dựng nhà xưởng, nhà ở rẻ hơn.Nhờ đó đã thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông vận tải của các huyện này, nâng cao khả năng phát triển kinh tế của các địa phương vào tăng trưởng GDP của tỉnh.
Các khu, CCN giữ vai trò quyết định trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đô thị hoá tỉnh nhà. Đến năm 2011 tỉnh đã thành lập được 28 KCN tăng 15 KCN so với năm 1997 với
tổng diện tích quy hoạch là 9.073,54 ha, trong đó có 26 KCN đã chính thức đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch là 8.371,14 ha. Tỉ lệ lấp đầy của các KCN đạt trên 60,0%. Đã có 25/26 KCN xây dựng nhà máy nước thải tập trung đạt tỉ lệ 96,0%.
Tỉnh đã phê duyệt thành lập 8 CCN với diện tích 592,08 ha, thu hút được 41 dự án với
tổng số vốn 420 tỉ đồng và 185 triệu USD. Đất đã cho thuê là 528,53 ha đạt 89,27%, tỉ lệ lấp đầy của các CCN đạt trên 41%.
Đạt được những thành tựu nêu trên là do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hoá bằng pháp luật. Môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Đảng bộ và nhân dân Bình Dương đoàn kết, nhất trí thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phát huy lợi thế so sánh của địa phương để tập trung phát triển CN làm động lực phát triển KT - XH của tỉnh.
Có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, là thành quả lao động của hàng vạn công nhân thuộc mọi miền tổ quốc.
Trong quá trình phát triển KT - XH nói chung và CN nói riêng, tỉnh Bình Dương luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả của các bộ, ngành trung ương.