Định hướng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 122)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Bình Dương

3.2.4.1. Định hướng chung

Về chuyển dịch cơ cấu CN

Chuyển dịch cơ cấu CN Bình Dương theo hướng tích cực, tiến bộ phù hợp với quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Chú trọng đầu tư và phát triển các ngành CN có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, thân thiện với môi trường, tiêu tốn năng lượng thấp, không thâm dụng lao động, nhằm từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phát triển doanh nghiệp:

Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường và đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao tỉ lệ giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài sự phát huy vai trò đầu tàu của nước ngoài thì cần có sự đầu tư cao của các thành phần kinh tế khác, trong đó đặc biệt là sự tham gia tập trung vốn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Về phân bố CN

Chú trọng phát triển CN gắn với phát triển DV, CN phục vụ sản xuất và chế biến trong NN ở vùng nông thôn. Hạn chế phát triển CN ở phía Nam của tỉnh và bên ngoài các KCN,

CCN. Phát triển CN phía Bắc của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động giữa các vùng, thúc đẩy CN nông thôn phát triển.

Liên kết trong vùng KTTĐ phía Nam

Trong quá trình phát triển, CN trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần sự phối hợp với các địa phương xung quanh, nhằm hạn chế tình trạng cục bộ, đầu tư chồng chéo, cạnh tranh không cần thiết làm triệt tiêu nội lực phát triển của các địa phương trong vùng KTTĐ phía Nam.

Lựa chọn các ngành CN trọng điểm phát triển trên địa bàn tỉnh

Các ngành CN trọng điểm sẽ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 là: CNCB nông sản, thực phẩm; CNCB gỗ; CN hỗ trợ ngành dệt may – da giày; CN hoá chất (hoá chất cơ bản, hoá dược, hoá mỹ phẩm, các sản phẩm từ cao su thiên nhiên); CN cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin.

GTSXCN và cơ cấu các ngành CN đến năm 2020

Trong các giai đoạn phát triển tới (theo phương án phát triển CN 2) thì có các ngành CN chủ lực, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN của tỉnh đó là các ngành: Chế biến nông sản thực phẩm, CN cơ khí điện tử và sản xuất kim loại, CNCB gỗ - giấy, ngành CN khác như hoá chất, CN dệt may – da giày. Các ngành CNKT chế biến khoáng sản, CN sản xuất VLXD, CNSX & PP điện, khí đốt, nước chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu các ngành CN.

Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu GTSXCN các ngành CN tỉnh Bình Dương

Năm 2015 2020 Tổng số (Tỉ đồng – giá 1994) 215.270 339.637 Cơ cấu (%) 100 100 1 CNKTchế biến khoáng sản 0,80 0,87 2 CNCB nông sản, thực phẩm đồ uống 20,70 18,82 3 CNCB gỗ, giấy 17,10 14,82 4 CN sản xuất VLXD 2,75 2,52 5 CN hoá chất 15,28 14,00 6 CN dệt may, da giày 11,60 9,53 7 CN cơ khí điện tử và SXKL 31,03 38,23 8 CN khác 0,50 0,89

Nguồn: Sở Công Thương, điều chỉnh quy hoạch phát triển CN tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và định hướng đến năm 2025

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GTSXCN các ngành CN tỉnh Bình Dương năm 2015 và 2020

Vốn đầu tư và nguồn vốn phát triển

Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư phát triển CN chủ yếu từ khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài. Dự báo trong giai đoạn tới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển CN Bình Dương. Ngoài ra nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành CN sẽ được huy động từ ngân sách nhà nước, từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư.

Giai đoạn 2011-2015, nhu cầu vốn cho phát triển ngành CN khoảng trên 4,3 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngoài khoảng 620 triệu USD thực hiện, trong nước khoảng 240 triệu USD.

Giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn cho phát triển ngành CN khoảng trên 6,8 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngoài khoảng 925 triệu USD thực hiện, trong nước khoảng 435 triệu USD.

Bảng 3.3. Dự báo cơ cấu nguồn vốn đầu tư CN tỉnh Bình Dương

Giai đoạn 2011-2015 2016-2020

Tổng số 100 100

Đầu tư trong nước (%) 28 32

Đầu tư nước ngoài (%) 72 68

Nguồn: Sở Công Thương, điều chỉnh quy hoạch và phát triển CN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 định hướng đến năm 2025

Lao động CN

Theo phương án CN 1 thì đến năm 2015 nhu cầu lao động trong ngành CN là 854.000 người và năm 2020 là 1.060.000 người, năng suất lao động năm 2025 là 280 triệu đồng/người năm 2020 là 475 triệu đồng/người (theo giá so sánh 1994). Theo phương án CN 2 thì lao động trong ngành CN năm 2015 là 812.000 người và năm 2020 là 970.000 người, năng suất lao động CN sẽ đạt 265 triệu đồng/người năm 2015 và 350 triệu đồng/người năm 2020.

3.2.4.2. Định hướng phát triển các ngành CN

Ngành CNKT và chế biến khoáng sản

Phát triển ngành khai thác khoáng sản đáp ứng nhu cầu cho các ngành chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu trên địa bàn. Khai thác và chế biến khoáng sản với quy mô hợp lí theo hướng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 16,0%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 là 11,5%/năm. Tỉ trọng của toàn ngành tăng lên, năm 2015 là 0,80%, năm 2020 là 0,87% trong cơ cấu CN của toàn tỉnh.

Ngành chế biến nông sản, thực phẩm

Phát triển theo hướng chế biến sâu, ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở chế biến tập trung với quy mô lớn có thiết bị và công nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hướng xuất khẩu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ và vừa đổi mới công nghệ thiết bị, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn với các doanh nghiệp lớn trong vùng hoặc trên cả nước để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 16,8%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 7,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Tỉ trọng của toàn ngành giảm xuống từ, năm 2015 là 20,70%, năm 2020 là 18,82% trong cơ cấu CN của toàn tỉnh.

Ngành CNCB gỗ, giấy

Đa dạng các loại mẫu mã, xây dựng thương hiệu về đồ gỗ của Bình Dương trên thị trường thế giới. Hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu tại chỗ và thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đầu tư công nghệ trang thiết bị mới hiện đại để sản xuất các loại đồ gỗ CN cao cấp cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu để giảm tỉ lệ sử dụng gỗ nguyên. Phát triển CN hỗ trợ cho ngành chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ.

Tỉ trọng của ngành CNCB gỗ, giấy giảm xuống, năm 2015 là 17,10% và năm 2020 là 14,82%. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của ngành sẽ tăng bình quân 12,1%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 6,5% trong giai đoạn 2016 – 2020.

Ngành CN sản xuất VLXD

Đáp ứng cơ bản nhu cầu đối với các chủng loại vật liệu thông thường như vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, bê tông các loại, sứ vệ tinh, gốm sứ dân dụng… và một số loại vật liệu trang trí hoàn thiện khác. Tiếp tục sản xuất các loại vật liệu cao cấp như sứ vệ tinh, gạch ốp lát, kính xây dựng và một số sản phẩm mới khác để cung cấp cho các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu. Phân bố một số sản phẩm VLXD có giá trị kinh tế không cao như bê tông các loại, sản phẩm tấm xây dựng vào các khu vực có nhu cầu xây dựng lớn, tập trung.

Trong giai đoạn tới, dự báo ngành có tốc độ phát triển 12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 8,0%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2015 tỉ trọng của ngành CN sản xuất VLXD sẽ chiếm khoảng 2,75% và năm 2020 là 2,52% trong cơ cấu GTSXCN của tỉnh.

Ngành CN hoá chất

Trong giai đoạn tới phát triển cần có sự chọn lọc để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm trên địa bàn, gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao hiệu quả KT - XH, cần ưu tiên thu hút đầu tư phát triển ngành này từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tập trung nguồn nhân lực đầu tư phát triển một số chuyên ngành hoá chất trọng điểm như sản xuất dược liệu và bào chế thuốc, sản phẩm chất dẻo và đồ nhựa cao cấp, sản phẩm cao su và một số chất giặt rửa, mỹ phẩm. Bình Dương là tỉnh truyền thống và có lợi thế về cây cao su nên cần ưu tiên chế biến sản phẩm cao su cho CN sản xuất da giày, dép may mặc, chi tiết cho ngành CN lắp ráp, dân dụng…Tập trung phát triển các sản phẩm hoá chất như sản phẩm phục vụ chăn nuôi, sản phẩm vệ sinh cá nhân, túi nhựa…

Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành CN hoá chất sẽ đạt 16,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 7,7% trong giai đoạn 2016 – 2020, năm 2015 tỉ trọng của toàn ngành đạt 15,28% %, năm 2020 sẽ đạt từ 14,00% trong cơ cấu giá trị CN của toàn tỉnh.

Ngành CN dệt may – da giày

Phương hướng phát triển ngành dệt – may của tỉnh là hướng vào xuất khẩu, tổ chức sản xuất và nâng cao công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và giảm dần tỉ lệ gia công, tăng tỉ lệ nội địa hoá và khắc phục tình trạng phụ thuộc nguyên, phụ liệu nhập khẩu.

Đối với ngành CN dệt may xuất khẩu cần đa dạng hoá các sản phẩm dệt may. Từng bước chuyển hướng từ may mặc gia công sang phát triển hàng may mặc thời trang để nâng cao hiệu quả sản xuất và tỉ lệ nội địa trong giá thành sản phẩm.

Đối với ngành CN da giày cần chuyển mạnh gia công sang sản xuất bán sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị cao như giày da đạt tiêu chuẩn trung và cao cấp, chú trọng đến nâng cao cải tiến mẫu mã kiểu dáng thiết kế và sản xuất sản phẩm da giày xuất khẩu.

Tốc độ tăng trưởng của ngành CN dệt may, da giày giai đoạn 2011 – 2015 là 13,50%, giai đoạn 2016 – 2020 là 5,50%. Tỉ trọng của toàn ngành giảm xuống, năm 2015 là 11,60% và năm 2020 sẽ đạt 9,53% trong cơ cấu giá trị CN của toàn tỉnh.

Ngành cơ khí, điện tử và gia công kim loại

Nhóm ngành cơ khí: Xây dựng và phát triển ngành cơ khí đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho các ngành CN phát triển cũng như phục vụ công cuộc HĐH, CN hoá nền kinh tế của tỉnh. Trở thành một trong các trung tâm cơ khí mạnh ở vùng KTTĐ ở phía Nam và cả nước. Phát triển CN hỗ trợ cho ngành cơ khí để thúc đẩy sản xuất máy móc thiết bị toàn bộ phát triển.

Nhóm ngành sản xuất kim loại: Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị và sử dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất kim loại để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài với nguồn lực lớn, có công nghệ hiện đại đầu tư vào sản xuất thép trên địa bàn. Phát triển sản xuất các loại thép chất lượng cao, đúc chính xác để sản xuất thép và phôi thép cung cấp cho ngành chế tạo máy, giảm tỉ lệ nhập khẩu.

Nhóm ngành điện và điện tử: Đẩy mạnh tham gia vào hoạt động sản xuất ngành điện tử của vùng KTTĐ phía Nam đã được định hướng là một ngành chủ lực của cả vùng và cả nước. Tiếp tục đẩy mạnh lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử, điện tử chuyên dùng, sản phản điện tử gia dụng. Nghiên cứu phát triển CN hỗ trợ cho ngành điện và điện tử như: Chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lí bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện CN

điện tử.

Dự báo ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại của tỉnh trong các giai đoạn tới sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành sẽ tăng 17,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 14,2%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Tỉ trọng của toàn ngành tăng lên 31,03% năm 2015 và đến năm 2020 sẽ đạt từ 38,23% trong cơ cấu giá trị CN của toàn tỉnh.

Ngành CN sản xuất và phân phối điện, nước

Ngành CN sản xuất và phân phối điện: Phát triển đồng bộ lưới và hệ thống phụ tải theo hướng cải tạo nâng cấp tiết diện, nối lưới điện trục chính và xây dựng mới các tuyến dường dây và trạm biến áp đảm bảo nhu cầu phụ tải hiện tạo và tương lai của phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Công suất cực đại đạt 1.743 MW, điện thương phẩm đạt 9.586 triệu kWH đến năm 2015, năm 2020 công suất cực đại đạt 2.959 MW, điện thương phẩm đạt 16.679 triệu kWH.

Lưới 500 kV: Thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 được thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011.

Lưới 200 kV: Đến năm 2020 Bình Dương cần có 7 trạm 220kV: Bình Hoà, Thuận An,

Tân Định, KCN Mỹ Phước, Uyên Hưng, Tân Uyên (nằm trong trạm 500kV Tân Uyên) và trạm Mỹ Phước (Bến Cát). Do đó củng cố 5 trạm 220kV hiện hữu và xây dựng mới thêm 2 trạm.

Lưới 110 kV: Nhu cầu hệ thống phụ tải ở Bình Dương rất lớn, do đó cần phát triển lưới truyền tải 110 kV đồng bộ, để nâng cao hiệu suất sử dụng điện và dự trữ công suất khoảng 20% - 30%. Dự kiến hệ thống các trạm biến áp 110 kV trên địa bàn tỉnh cần có đến năm 2020 là 43 trạm. Tổng công suất các trạm đến năm 2015 khoảng 2.785 MVA và đến năm 2020 khoảng 4.457 MVA.

Ngành CN sản xuất và phân phối nước: Đầu tư mở rộng các nhà máy nước để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu mở rộng đô thị và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn các địa phương trong tỉnh.

Nâng tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của tỉnh lên 150 lít/người/ngày.đêm vào năm 2015 và đạt 180 lít/người/ngày.đêm vào năm 2020. Xây dựng hệ thống hồ trữ nước: Hồ Phước Hoà, Hồ Dầu Tiếng và nhà máy nước Tân Hiệp mới.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành CNSX & PP điện, nước giai đoạn 2011 – 2015 là 18,0%, giai đoạn 2016 -2020 là 15,80%. Đến năm 2015 tỉ trọng của ngành CNSX & PP điện, nước đạt 0,24% và năm 2020 đạt 0,32% trong cơ cấu CN của toàn tỉnh.

3.2.4.3. Định hướng phát triển các ngành CN hỗ trợ

Định hướng phát triển các ngành CN hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 2751/QĐ - UBND. Trên cơ sở đó các ngành sản phẩm CN đã được lựa chọn khuyến khích phát triển CN hỗ trợ là: Ngành dệt may – da giày,

ngành cơ khí, ngành điện tử tin học, ngành CNCB gỗ.

CN hỗ trợ ngành dệt may da giày:

Trở thành trung tâm CN hỗ trợ ngành dệt may, da giày của cả nước. Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày. Kết hợp song song giữa sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày với phát triển DV cung nguyên liệu ngành. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN đạt từ 11% -12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020.

Phát triển sản phẩm dệt may: Phát triển sản xuất sợi, kéo sợi cho ngành dệt, đặc biệt là sợi tổng hợp, phát triển ngành CN cơ khí phục vụ ngành dệt may.

Phát triển sản phẩm da giày: Phát triển sản xuất vải dệt để sản xuất giày dép, đặc biệt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh bình dương, thực trạng và định hướng (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)