Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 42)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

2.1.3. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng lao động

hợp đồng lao động

hợp đồng lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Căn cứ vào mẫu hợp đồng lao động được hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH, có thể thấy sự hiện diện của các điều khoản theo các nội dung chủ yếu trên. Sở dĩ, pháp luật lao động quy định phải có những nội dung chủ yếu bởi nếu thiếu những nội dung này thì hợp đồng lao động khó có thể thực hiện được vì đây là những nội dung cơ bản nhất, xác định công việc và cụ thể hóa quyền cũng như nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên về những vấn đề trên thì điều khoản quy định trong hợp đồng lao động sẽ đóng vai trò là căn cứ để giải quyết. Vì vậy, một bản hợp đồng "càng cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ bao nhiêu, càng hạn chế được những bất đồng, những tranh chấp sau này bấy nhiêu" [44, tr. 19]. Cùng với những nội dung chủ yếu này, các bên có thể thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng lao động với điều kiện không trái pháp luật.

Trong thực tế, tồn tại rất nhiều hợp đồng lao động được lập một cách sơ sài, qua loa và không bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu trên. Tuy nhiên, khi phát hiện ra những sai phạm này, các cơ quan có thẩm quyền chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở mà không thể áp dụng các biện pháp xử lý cứng rắn hơn để các vi phạm trên có thể được hạn chế. Rất đáng tiếc, trong Nghị định số 113/2004/NĐ-CP không có chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về nội

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)