Hành vi vi phạm quy định về thời gian và việc trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 49 - 51)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

2.1.5. Hành vi vi phạm quy định về thời gian và việc trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc

người lao động trong thời gian thử việc

Thông thường trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, người lao động phải qua giai đoạn thử việc. Đây là giai đoạn để người lao động tìm hiểu, thử sức trong công việc mới và xem công việc đó có phù hợp hay không. Đối với người sử dụng lao động, thử việc là thời gian để đưa ra nhận xét, đánh giá và quyết định ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không thể thử việc người lao động với thời gian tùy ý mà phải tuân theo quy định của pháp luật. Để ngăn ngừa việc người sử dụng lao động thử việc người lao động quá lâu khiến người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi, Điều 32 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ có quy định:

- Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

- Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

- Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác. Như vậy, tùy từng công việc cụ thể mà người lao động phải trải qua thời gian thử việc. Đối với công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, người lao động phải thử việc dài hơn những công việc cần có chức danh nghề thấp hơn như trung cấp hay công nhân kỹ thuật. Trên thực tế, người sử dụng lao động ít khi chú ý tới thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Một vi phạm thường thấy là người sử dụng lao động áp đặt một thời gian thử việc chung cho tất cả các đối tượng mà không phân thành từng loại lao động, vị trí công tác và trình độ chuyên môn yêu cầu cho các nhóm

đó. Có lẽ vì thế mà các doanh nghiệp "đánh đồng" tất cả người lao động đều phải trải qua thời gian thử việc như nhau.

Vụ ngừng việc tập thể của gần 400.000 công nhân ở Công ty Ta Suan (Khu công nghiệp Tân Tạo thành phố Hồ Chí Minh) vừa qua có nguyên nhân từ tình hình vi phạm pháp luật lao động một cách hệ thống của Công ty trong đó có vi phạm về thời gian thử việc người lao động. Công ty này quy định công nhân chỉ được xem xét ký hợp đồng lao động sau khi học việc, thử việc 02 tháng (hoặc 03 tháng). Và việc ký hợp đồng lao động sẽ diễn ra trong thời gian 03 tháng sau khi nhận văn bản đề nghị của xưởng sản xuất. Thực chất, việc kéo dài thời gian thử việc, không ký hợp đồng lao động với người lao động là để Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội, hạ mức lương của người lao động để hưởng lợi [54].

Trong giai đoạn thử việc do người lao động chưa quen việc nên năng suất, chất lượng công việc mà họ tạo ra thường chưa bằng những người lao động chính thức làm lâu năm. Chính vì vậy, tùy theo sự đánh giá cũng như chính sách của người sử dụng lao động mà họ có thể trả cho người lao động mức lương phù hợp song "tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc không được thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của công việc đó" [27]. Tuy vậy, trong thời gian thử việc do người lao động muốn được nhận vào làm việc chính thức nên họ dễ dàng chấp nhận mức lương thử việc thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của công việc mình đang làm trong vòng 01-02 tháng, có khi chỉ bằng 50% mức lương mà họ sẽ được nhận khi làm việc chính thức ở đúng vị trí công việc đó.

Hiện nay, pháp luật lao động chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc. Theo quan điểm của chúng tôi, việc quy định hành vi vi phạm này trong văn bản pháp luật với một chế tài xử lý là cần thiết để bảo đảm

quyền lợi chính đáng của người lao động trong giai đoạn thử việc đồng thời thể hiện sức mạnh của luật pháp trong thực tiễn, hạn chế số lần xảy ra của hành vi vi phạm này.

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)