NHẬN XÉT CHUNG THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 61)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

3.1. NHẬN XÉT CHUNG THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

3.1. NHẬN XÉT CHUNG THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động vẫn đang diễn ra hàng ngày trong bộ phận không nhỏ các đơn vị sử dụng lao động và là một phần của đời sống xã hội dù muốn hay không. Vi phạm pháp luật mang tính xã hội và vì thế nó tồn tại và phát triển cùng với xã hội. Qua sự biểu hiện trong thực tế của những hành vi này, có thể đưa ra một số nhận xét thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động như sau:

- Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động diễn ra nhiều và ngày càng phổ biến. Nếu năm 2005 số hành vi vi phạm pháp luật lao động là 03 hành vi/doanh nghiệp thì năm 2006 là 04 hành vi/doanh nghiệp và đến năm 2007 là 05 hành vi/doanh nghiệp. Trong đó, số vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chiếm 24,3% trên tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2005, 26,8% trên tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2006 và 29,7% trên tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2007. Bên cạnh đó, các tranh chấp lao động cần tới sự phán quyết của tòa án trong năm 2005, 2006 và 2007 nhìn chung cũng tăng về số lượng (năm 2005 là 1.022 vụ, năm 2006 là 1.043 vụ và năm 2007 là 1.266 vụ). Mặt khác, số các địa phương có án về lao động cũng tăng nhanh, từ khoảng trên 20 tỉnh, thành phố trong năm 2006 tăng lên khoảng gần 40 tỉnh, thành phố trong năm 2007 [41], [42], [43].

- Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động được thực hiện thông qua hành vi của người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên phần lớn là do người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động là

người trực tiếp tuyển dụng, sử dụng lao động, đảm bảo điều kiện lao động theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Chính vì vậy, đa phần quyền lợi của người lao động đều được thực hiện bởi người sử dụng lao động. Vì người sử dụng lao động nào cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận nên họ thường có hành vi vi phạm.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động không đơn thuần bắt nguồn từ một mà từ nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể đến từ chủ thể tham gia quan hệ lao động như người lao động và người sử dụng lao động, từ hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và ngay từ chính các văn bản pháp luật về hợp đồng lao động hay trong lĩnh vực lao động.

- Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động xâm hại quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, làm mất tính ổn định của quan hệ lao động. Nội dung của hợp đồng lao động chứa đựng các điều khoản cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ trong quá trình lao động. Do vậy, việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động có thể làm cho các nội dung về tiền lương, trợ cấp thôi việc,… không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật. Vì thế, mọi hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động đều phương hại đến quyền lợi của người lao động hoặc người sử dụng lao động từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ lao động.

- Một số hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chưa có chế tài xử lý. Trên thực tế, hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động khá phong phú, đa dạng. Văn bản pháp luật quy định về việc xử phạt vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chưa thể điều chỉnh hết các hành vi vi phạm. Người thực hiện hành vi vi phạm đó cũng không bị xử phạt. Việc bổ sung các hành vi vi phạm mới, định ra chế tài xử phạt tương ứng đối với các hành vi này là điều cần thiết.

- Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về hợp đồng lao động chưa triệt để, chưa thực sự có sức mạnh răn đe các đối tượng vi

phạm. Trước hết, những người có thẩm quyền xử phạt chưa thực sự công tâm

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)