Hành vi vi phạm quy định về trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời làm công việc khác

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 46 - 48)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

2.1.4.2. Hành vi vi phạm quy định về trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời làm công việc khác

trong thời gian tạm thời làm công việc khác

Cùng với việc quy định thời gian tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác trái nghề thì luật lao động cũng quy định về trả

lương cho người lao động trong thời gian đó. Theo Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động thì:

Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại Khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định [27].

Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả đủ lương cho người lao động theo quy định khi muốn điều chuyển họ làm công việc khác. Về nguyên tắc, người lao động làm công việc gì sẽ hưởng mức lương tương ứng với công việc đó. Theo đó, người lao động tạm thời làm công việc khác sẽ hưởng lương theo công việc mới này. Tuy nhiên, luật lao động quy định trong thời hạn 30 ngày làm việc, người lao động vẫn được hưởng mức lương cũ nếu mức lương cũ cao hơn lương mới. Điều này giúp cho người lao động không bị giảm đi đột ngột một lượng thu nhập. Hơn nữa, mức lương công việc mới cũng không được thấp hơn 70% mức lương cũ.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu, thấp hơn 70% mức tiền lương cũ hay không giữ nguyên mức lương cũ trong 30 ngày làm việc nếu mức lương mới thấp hơn mức lương cũ thì đều coi là vi phạm pháp luật về trả lương người lao động trong thời gian điều chuyển họ làm công việc khác.

Quy định này thực sự có ý nghĩa trong việc bảo đảm cho người lao động có thu nhập ổn định ngay cả khi bị chuyển làm công việc khác trái nghề. Về vấn đề này, Nghị định số 113/2004/NĐ-CP cũng đưa ra hình thức xử phạt đối với người sử dụng lao động trong trường hợp có hành vi vi phạm này là phải nộp một khoản tiền phạt từ 01 triệu đến 20 triệu đồng tương ứng số

lượng người lao động bị trả lương không đúng pháp luật. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải bồi hoàn thiệt hại cho người lao động số tiền mà họ chưa được trả đủ theo pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luận văn ths luật (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)