VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
2.1.7. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thuê mướn người giúp việc
người giúp việc
Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động:
1. Người được thuê mướn để giúp việc trong gia đình có thể giao kết hợp đồng lao động bằng miệng hoặc bằng văn bản, nếu được thuê mướn để trông coi tài sản thì phải ký kết bằng văn bản.
2. Người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình, có trách nhiệm chăm sóc khi người giúp việc bị ốm đau, tai nạn.
3. Tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các khoản trợ cấp do hai bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải cấp tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc tự ý thôi việc khi chưa hết thời hạn hợp đồng lao động [27]. Nhìn nhận một cách khách quan, nghề giúp việc gia đình là một nghề mang tính tự phát. Người lao động không qua quá trình đào tạo nghề và chủ yếu làm việc dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Giúp việc gia đình gần đây đang trở thành một nghề phổ biến trong xã hội do nhu cầu thuê mướn lao động giúp việc ngày càng tăng của nhiều gia đình. Đây là một nghề bấp bênh, không ổn định và người giúp việc có thể bị chấm dứt công việc bất kỳ lúc nào. Phần lớn, người thuê mướn lao động đều không giao kết hợp đồng lao động với người lao động giúp việc. Theo đó, gần như không có thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hay các chế độ trợ cấp đối với người lao động theo như luật định. Vì thế, người thuê mướn lao động có thể dễ dàng "đuổi" người lao động. Những trường hợp được phản ánh trên báo điện tử
Vietnamnet sau đây là ví dụ cho những vi phạm thường thấy trong thuê mướn người lao động giúp việc.
Cuộc sống người giúp việc: May nhờ, rủi chịu
Một số lao động giúp việc phàn nàn họ phải làm việc từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày. Một số khác lại không biết mình phải làm nhiều việc đến thế vì khi ban đầu hai bên không thỏa thuận về công việc cụ thể phải làm mà chỉ nói chung chung là làm việc nhà. Chính vì vậy, khi bắt đầu làm thì người giúp việc mới thấy có rất nhiều việc. Bên cạnh đó, trả công cho người giúp việc đôi khi cũng có nhiều cách. Bà H trước khi đi làm đã được chủ nhà trả trước ba triệu rưỡi cho một năm làm cho nhà chủ, được nuôi cơm ba bữa và một năm hai bộ quần áo. Em L được chủ nhà mỗi tháng trả cho bốn trăm rưỡi, nhưng người nhận tiền công là bố em. Không hiếm trường hợp người giúp việc trước khi đi làm không được nói rõ tiền công hàng tháng là bao nhiêu. Có thể sau khi làm một thời gian, chủ nhà trả công cho người giúp việc bằng hiện vật như chiếc xe đạp, đôi khuyên tai, hay cái nhẫn vàng... coi như một sự trả công làm việc. Chỗ ngủ đối với người giúp việc cũng là một nỗi niềm đối với không ít người. Không phải ai cũng may mắn có một chỗ nghỉ ngơi tử tế. Thường thì họ được bố trí ngủ ở tầng tum, ở gác xép,
hay ngay trong nhà kho và trong nhà bếp…[53].
Thực tế, phải nhìn nhận giúp việc gia đình là một công việc cần có quy định cụ thể và chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động. Chính vì thế pháp luật lao động đã quy định người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng miệng hay văn bản. Trong đó, các bên phải thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các khoản trợ cấp. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải cung cấp tiền tàu xe cho người lao động về nơi cư trú.
Thực chất, quản lý đối tượng giúp việc gia đình trong thực tế là một thách thức đối với các cơ quan chức năng. Kiểm soát và thống kê được số lao