Tình hình đầu tƣ phát triển cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 60)

2009 2010 Hàng rời Lượng tàu phá dỡ lúc 27 tuổi N/A 28,89% 19,51%

2.1.6.5.Tình hình đầu tƣ phát triển cảng biển Việt Nam

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua là thành quả của việc chú trọng đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam ở cả cấp trung ương và địa phương. Cụ thể trong thời gian qua đã có sự lưu ý của Nhà nước bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay ưu đãi ODA cho các công trình cầu cảng bến bãi, kho tàng, luồng lạch cho các cảng. Bên cạnh đó các cảng cũng tiến hành đổi mới các tranh thiết bị xếp dỡ bằng nguồn vốn vay tín dụng, vốn tự bổ sung để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cảng biển nhằm mục tiêu năng cao sản lượng, năng lực thông qua cảng.

Thực tế nguồn đầu tư cho cảng biển nói riêng và cơ sở hạ tầng giao thông nói chung ở Việt Nam bao gồm từ ba nguồn: Ngân sách Nhà nước, vốn ODA và BOT. Ngày 12/10/1999, Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 - số 202/1999/QĐ-TTg. Quy hoạch này là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất

trên quy mô cả nước. Tuy nhiên quy hoạch này vẫn mang tính chất phát triển dàn trải, với hơn 114 cảng của 8 nhóm trải đều dọc theo đường biển nước ta. Trong quy hoạch chưa phân định rõ ràng đâu là cảng biển quốc tế cần tách riêng để đầu tư đủ khả năng cạnh tranh và đâu là các cảng nội địa chỉ dừng lại ở mức độ phát triển phục vụ cho nội địa. Như vậy rất khó để có cảng trong số 114 cảng đủ sức cạnh tranh quốc tế. Chính phủ cần nghiên cứu và ban hành những chính sách, thể chế liên quan đến đầu tư nước ngoài vào cảng biển cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 60)