Xu thế phát triển của ngành vận tải biển ở các nƣớc ASEAN tại khu vực và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90 - 95)

h. Xây dựng thương hiệu trong ngành vận tải biển chưa được quan tâm đúng mức

3.1.3.Xu thế phát triển của ngành vận tải biển ở các nƣớc ASEAN tại khu vực và Việt Nam

tại khu vực và Việt Nam

Các nước trong khu vực và trên thế giới có quan hệ kinh tế và vận tải biển với Việt Nam đang áp dụng chính sách mở cửa, tự do hoá thương maị dịch vụ và đầu tư với xu thế hoạt động toàn cầu hoá. Hiện nay, đa số hoạt động vận tải biển nằm trong dịch vụ trọn gói của vận tải đa phương thức và logistic. Nhiều tập đoàn mạnh hoạt động trong lĩnh vực này đang có mặt tại

ASEAN và Việt Nam như Kuene Nagel, DHL, Maersk Logistics, TNT… với quy mô hoạt động toàn cầu, đa dạng trong nhiều loại hình dịch vụ, bộ máy điều hành đơn giản, gọn nhẹ và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi công đoạn hoạt động. Một trong những đặc điểm là trong hầu hết các lĩnh vực của vận tải biển cảu các nước ASEAN là tư nhân đóng một vai trò nổi trội, Nhà nước chỉ can thiệp ở phạm vi vĩ mô với cơ chế điều tiết bằng chính sách, pháp luật, một mặt nhằm đảm bảo chủ động bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, mặt khác khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo ra công ăn việc làm, góp phần tăng thu ngân sách ….

Dưới đây là một số đánh giá về xu thế phát triển của ngành vận tải của các nước khu vực ASEAN:

Bảng 3.3: Số liệu hàng hoá vận tải bằng đƣờng biển của các nƣớc trong khu vực ASEAN (2000)

Đơn vị: Nghìn Tấn

Nƣớc Hàng nội địa Hàng xuất khẩu Brunei N/A 2,074 Cambodia N/A 1,859 Indonesia 180.229 364,000 Malaysia 16,091 174,078 Myanmar 153 1,975 Philippines 77,655 72,181 Singapore N/A 325,591 Thailand 21,970 126,166 Việt Nam 21,119 52,128

Bảng 3.4: Thị phần hàng hoá vận tải bằng đƣờng biển của các nƣớc trong khu vực ASEAN (2002)

Đơn vị: %

Tên

nƣớc Thị phần trong giá trị thƣơng mại thế giới (%)

Thị phần trong đội tàu thế giới theo GT

(%) Singapor Singapor e 2.43 3.85 Malaysia 1.58 0.95 Thailand 1.17 0.35 Indonesi a 0.85 0.61 Philippin es 0.62 0.87 Việt Nam 0.27 0.19 Myanma r 0.03 0.03 Brunei 0.03 0.06

Nguồn: Lloyd’s Register of Shipping 2002 và Ban Thư ký ASEAN

Từ những dữ liệu trên có thể thấy, trong khu vực ASEAN, có một số lượng lớn cảng biển phục vụ cho vận tải biển quốc tế và nội địa. Philippines và Indonesia đã phát triển được một mạng lưới hệ thống cảng quốc gia. Hệ thống cảng Philippines gồm 19 cảng căn cứ và 89 cảng quốc gia được quản lý bởi chính quyền cảng Philippnes. Hệ thống cảng này được bổ sung bởi hàng trăm cảng tư nhân khác. Hệ thống cảng Indonesia bao gồm năm cảng trọng điểm và 107 cảng chính, 544 cảng của chính phủ và 1233 cảng tư nhân.

Trong vùng, Singapore phục vụ như là một trung tâm của khu vực với số lượng hàng hoá thông qua cảng khoảng 15 triệu TEUs một năm trong đó 80% là hàng trung chuyển. Cảng Singapore có năng lực lớn vì có hệ thống kết cấu hạ tầng và trang thiết bị hiện đaị, đủ khả năng đáp ứng cũng như có hệ thống

thông quan hàng nhanh chóng, thủ tục khai báo chủ yếu bằng điện tử (EDI), dịch vụ hàng hải tại cảng đồng bộ, thuận tiện và hiệu quả và tại đây có khoảng 400 hãng tàu hoạt động và được liên kết với trên 700 cảng biển trên thế giới. Vì những lý do như vậy các nước trong khu vực lệ thuộc nhiều vào Singapore không những vào dịch vụ liên khu vực mà còn vào việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước này.

Để thu hút dịch vụ hàng hóa container trực tiếp, Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu mở rộng các tuyến trực tiếp giữa các cảng bên ngoài khu vực với cảng Klang và cảng Laem Chabang. Ví dụ cảng Klang đã đầu tư xây dựng một cầu cảng container có độ sâu 15 mét như cầu cảng container loại Post Panamax để tiếp nhận tàu biển có trọng tải từ 80,000 đến 100,000 tấn với khả năng chở hơn 6,000 TEUs. Cảng Klang bây giờ đã có 67 tuyến trực tiếp và 38 tuyến dịch vụ feeder tới và từ 300 cảng trên thế giới. Brunei Darussalam, Indonesia và Philippines cũng đang có kế hoạch tương tự để container hóa hệ thống cảng và cải tạo độ sâu. Campuchia, Myanma và Việt Nam thì không có cảng biển nước sâu và cầu cảng container hiện đại nhưng cũng đang có kế hoạch nâng cấp và cải thiện hệ thống của mình. Những sự phát triển này có thể ảnh hưởng và thay đổi hướng tương lai của sự phát triển mạng lưới trong khu vực. Tóm lại, tình trạng hiện tại của vận tải biển các nước ASEAN phụ thuộc vào điều kiện địa lý và chính sách phát triển cụ thể của từng nước:

- Malaysia phát triển mạnh tuyến vận tải ven biển để phục vụ cho nhu cầu vận tải nội địa và hiện nay đang đối mặt với sự quá tải.

- Indonesia và Philippines là những nước quần đảo, có đội tàu vận tải nội địa lớn nhưng đội tàu vận tải quốc tế lại hạn chế. Tại Indonesia có năm loại vận tải bằng đường biển là: quốc tế, truyền thống, viễn dương, thô sơ và loại hình dịch vụ đặc biệt.

- Myanma, Thái Lan và Việt Nam có đường bờ biển dài nhưng vận tải ven biển không phát triển. Tuy nhiên chính sách của những nước này chú trọng đến việc phát triển đội tàu quốc gia cho hoạt động vận tải biển tuyến quốc tế.

- Singapore hiện đang có đội tàu đứng thứ 7 thế giới và hoạt động rất mạnh trong vận tải biển quốc tế.

Các nước ASEAN đều có xu hướng tự do hoá dịch vụ hàng hải và song song tồn taị các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, nước ngoài hoặc liên doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp do các công ty trong nước hoạt động phổ biến và chiếm tỷ lệ cao hơn. Hiện nay, hoạt động vận tải biển của doanh nghiệp các nước ASEAN và Trung Quốc chủ yếu thông qua việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cảng biển Việt Nam của đội tàu treo cờ của các nước này. Tại Việt Nam, liên doanh vận tải biển giữa doanh nghiệp Việt Nam và Pháp là GEMATRANS đang hoạt động khá thành công.

Việc đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển của doanh nghiệp các nước ASEAN và Trung Quốc tại Việt Nam là chưa có. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nước ngoài khác (Đài Loan, Pháp, Nhật Bản...) đã đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với phía Việt Nam để đầu tư, xây dựng khai thác cảng và hoạt động khá thành công như cảng VICT, cảng Hiệp Phước, Xi măng Nghi Sơn, Interfloor....

Hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải của doanh nghiệp các nước ASEAN và Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay là chưa đáng kể. Hiện chưa có doanh nghiệp với 100% vốn của các nước ASEAN và Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Hãng tàu biển COSCO (Trung Quốc) đã thành lập liên doanh với phía Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đaị lý vận tải biển. Trong khi đó, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác liên doanh

với phía Việt Nam hoạt động trong lĩnh lực đại lý vận tải biển hoạt động khá thành công như liên doanh như với Pháp (Germatrans), Đan Mạch (Maersk Line), Đài Loan (Evergreen) hoặc Nhật Bản (NYK).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90 - 95)