Những thuận lợi và khó khăn Những thuận lợ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek (Trang 61 - 64)

Những thuận lợi

Về tình hình an ninh, chính trị trong nước, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam trong những năm qua có sự tăng trưởng khá tốt. Theo sách trắng về công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam 2012, năm 2011, doanh thu phần mềm đạt 1,17 tỷ USD , đạt tăng trưởng 10%. Phần lớn thị trường nội địa hiện chủ yếu vẫn dựa vào sức mua của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước bao gồm các Tổng công ty lớn, các cơ quan Chính phủ. Điều này xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Điển hình là “Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010). Bên cạnh những chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ

quan, tổ chức Nhà nước, những kết quả khả quan của các chương trình, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước cũng đem lại những thuận lợi. Đây là cơ sở để các cơ quan, tổ chức Nhà nước thúc đẩy việc triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở hạ tầng CNTT đã có. Theo thống kê trong sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2012: 94% máy tính trong cơ quan Bộ và 88% máy tính trong cơ quan tỉnh/thành phố được kết nối Internet; 95% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 98% UBND tỉnh và 54% UBND huyện sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng; 80% cán bộ công chức tại Bộ, cơ quan ngang Bộ thường xuyên sử dụng thư điện tử, tỷ lệ này ở các địa phương đạt 60%; 80% đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã lắp đặt hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ công tác trao đổi, thảo luận thông tin qua mạng giữa các trụ sở đơn vị trong cơ quan và địa phương; 21/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang/cổng thông tin điện tử; dịch vụ công tăng trưởng cả về số lượng và số địa phương triển khai với dịch vụ công mức độ 1,2 chiếm đa số; số lượng dịch vụ công mức độ 3 năm 2011 là 860 (tăng gần 100 so với 2010) và số lượng dịch vụ công mức độ 4 năm 2011 là 11 (tăng 7 so với 2010).

Mặc dù thị trường nội địa hiện tại khá khiêm tốn nhưng tiềm năng của thị trường phần mềm Việt Nam tương đối lớn và sẽ tăng trưởng nhanh trong những năm tới do nhu cầu tin học hoá ngày càng tăng cao. Một lý do khác dẫn đến dự báo khả quan cho thị trường này là xu thế bắt buộc ứng dụng CNTT trong các ngành đòi hỏi tính cạnh tranh cao như: viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí... Tính đến 01/01/2012, Việt Nam hiện ước tính có khoảng 7.000 cơ quan hành chính sự nghiệp, khoảng 5.000 doanh nghiệp nhà nước, hơn 500.000 doanh nghiệp ngoài nhà nước, đây là những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp phần mềm như công ty cổ phần công nghệ Syntek.

Những khó khăn

Nguồn nhân lực: khó khăn lớn nhất hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm trong nước là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, không chỉ ở số lượng mà còn

cả về chất lượng. Điều này cũng đã được đề cập đến từ nhiều năm trước, tuy nhiên, cho đến nay nguồn nhân lực vẫn là bài toán khó. Ngoài yếu tố nhân lực chưa được đào tạo bài bản, chưa sát với thực tế thì trình độ ngoại ngữ hạn chế cũng khiến cho nhân lực trong lĩnh vực CNTT khó đáp ứng được yêu cầu công việc, trong khi yêu cầu của khách hàng ngày cao và đa dạng.

Đối với đào tạo chính quy, có khoảng cách khá lớn giữa nội dung đào tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, lạc hậu, mất cân đối. Phần lớn đội ngũ giáo viên thiếu kinh nghiệm thực tế làm phần mềm, chỉ tập trung chủ yếu vào giảng dạy mà ít làm công tác nghiên cứu; cơ sở phòng thí nghiệm, thiết bị cho đào tạo thực hành còn sơ sài. Phần lớn các sinh viên tốt nghiệp đều thiếu hoặc yếu những kỹ năng cần thiết của người làm phần mềm, nhất là các kỹ năng thực tế, trình độ ngoại ngữ, điều này dẫn đến một nghịch lý là số kỹ sư tin học ra trường nhiều nhưng các doanh nghiệp phần mềm vẫn thiếu nhân lực trầm trọng.

Cũng chính do khó khăn trong vấn đề nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm, trong những năm gần đây đã xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp phần mềm tranh giành nhân lực của nhau mỗi khi có dự án lớn. Đây là thực trạng không lành mạnh, đẩy chi phí nhân lực lên cao, làm mất tính cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm.

Kinh tế - chính trị: trong giai đoạn hiện tại, những khó khăn về kinh tế, chính sách pháp luật là những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các doanh nghiệp phầm mềm – CNTT. Các doanh nghiệp phần mềm – CNTT khai thác thị trường nội địa đã từng có nhiều năm khá sung túc, hơn hẳn doanh nghiệp phần mềm sống dựa vào hoạt động xuất khẩu. Điển hình là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp CNTT khai thác thị trường nội địa phát triển khá tốt nhờ sự tăng trưởng mạnh các dự án đầu tư, hiện đại hóa, tin học hóa của các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trong nước. Năm 2008, xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ tung ra gói kích cầu, doanh nghiệp CNTT phát triển trên thị trường nội địa không hề bị ảnh hưởng, thậm chí còn phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên từ năm 2011 và đặc biệt trong năm 2012, tình hình thay đổi hoàn toàn. Thị trường nội địa trở nên vô cùng khó khăn khi kinh tế trong nước tiếp tục chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế. Hoạt động mua sắm công các sản phẩm CNTT tạm chững lại khi các dự án mới không được duyệt đầu tư để khởi công, triển khai do sức ép của Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm chi tiêu công và sự phức tạp của Nghị định 102 về quản lý hoạt động đầu tư cho ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Từ tháng 10/2011 đến hết quý III 2012, Việt Nam hầu như không có dự án tích hợp nào từ vốn ngân sách Nhà nước được kí duyệt do ảnh hưởng từ quy trình đầu tư phức tạp của Nghị định 102. Rất nhiều doanh nghiệp phần mềm, CNTT gặp phải khó khăn này. Nhiều chủ đầu tư đã được cấp kinh phí song lại không có dự án CNTT nào được triển khai. Những bất cập về quy trình thực hiện dự án đầu tư ứng dụng CNTT đã khiến các dự án có vốn ngân sách Nhà nước gần như bị đóng băng. Bên cạnh đó sức mua từ thị trường tiêu dùng cũng giảm do kinh tế khó khăn, mọi doanh nghiệp đều tiết giảm chi tiêu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w