Dự báo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành công nghiệp phần mềm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek (Trang 76 - 77)

ngành công nghiệp phần mềm

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: trong năm 2007 Microsoft đã khởi đầu việc khai thác thị trường phần mềm ứng dụng Việt Nam bằng cách chỉ định 11 đối tác với 19 giải pháp liên quan đến tất cả các ngành nghề và đối tượng doanh nghiệp. Bước đi của Microsoft khiến các công ty phần mềm trong nước thật sự lo ngại... Ở thời điểm Microsoft công bố chiến dịch, thị phần của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Miếng bánh lớn với các dự án hàng triệu đô la Mỹ tại các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia hầu như nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài như SAP, Oracle, Exact Software, Crown Systems, Trans Infotech, GRG Banking, 3i Infotech... Với những dự án được ký từ tập đoàn mẹ, họ theo chân khách hàng vào Việt Nam và tập trung phát triển đội ngũ triển khai trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chỉ thực sự khó khăn khi các nhà cung cấp như Microsoft vào Việt Nam với các nhóm giải pháp bao quát hầu như toàn bộ các ngành sản xuất, dịch vụ, phân phối và bán buôn nhỏ lẻ.

Sức ép đối với doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là những phân khúc lớn chưa vươn tới được, trong khi thị phần chính ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt. Các công ty nước ngoài đã chú trọng phát triển một hệ thống đối tác tại chỗ có nhiệm vụ chuyên biệt hóa sản phẩm cho thị trường địa phương thông qua triển khai, tư vấn, tùy biến, hỗ trợ và đào tạo. Những phương thức chuyên nghiệp này còn thiếu vắng trong doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, vốn đảm nhận trọn gói chu trình triển khai ứng dụng đến khách hàng.

Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế: hiện nay tham gia thị trường công nghệ thông tin Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp đều tương tự nhau, xuất phát từ việc Việt hóa các sản phẩm có sẵn của nước ngoài và được tùy biến cho phù hợp với việc ứng dụng tại Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các công ty phần mềm của nước ngoài bắt đầu chú ý tới thị trường Việt Nam, các sản phẩm,

giải pháp của các công ty nước ngoài được thay đổi cho phù hợp với thị trường Việt Nam, cùng với việc xây dựng giải pháp, những bộ ứng dụng đồng bộ đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó, xuất phát từ xu hướng sử dụng các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở, cộng đồng mã nguồn mở ngày càng phát triển khiến cho các phần mềm miễn phí xuất hiện ngày càng nhiều. Các sản phẩm này thường thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản của người dùng. Điều này khiến cho áp lực từ các sản phẩm thay thế càng tăng cao.

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: áp lực cạnh tranh nội bộ ngành đối với lĩnh vực công nghệ thông tin là khá cao, thể hiện ở việc giá các sản phẩm công nghệ thông tin đã liên tục giảm trong suốt thời gian qua, đặc biệt là những sản phẩm đóng gói, có quy trình nghiệp vụ đơn giản. Mặc dù hiện tại có những công ty dẫn đầu về thị phần công nghệ thông tin tại Việt Nam như FPT, CMC, Vietsoftware, nhưng khả năng chi phối của các công ty này đối với thị trường là tương đối thấp. Nhìn chung, công nghệ thông tin là ngành phân tán, với tốc độ tăng trưởng cao và số lượng các công ty trong ngành tương đối nhiều.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: trong lĩnh vực công nghệ thông tin, áp lực cạnh tranh từ các khách hàng cá nhân đối với sản phẩm công nghệ thông tin là tương đối thấp. Đối với các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp thì các khách hàng này có thể đàm phán với các công ty công nghệ thông tin về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả và các tiện ích đi kèm. Tuy nhiên, do chi phí cho một tổ chức, doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi hệ thống thông tin sau khi đã áp dụng, lựa chọn một giải pháp, hệ thống thông tin trước đó là khá cao. Như vậy có thể thấy áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng đối với các công ty công nghệ thông tin ở mức độ không quá cao.

2.5 Kinh nghiệm đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT2.5.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đại học ngoại thương Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ syntek (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w