Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT lớn. Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước, và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp phần mềm, tiến tới xuất khẩu phần mềm. Công nghiệp nội dung sẽ từng bước phát
triển. Quyết định tương tự về công nghiệp nội dung số cũng đang được Bộ BCVT dự thảo trình Chính phủ phê duyệt.
Bảng 4 – Chỉ tiêu phát triển công nghệ thông tin Việt nam đến năm 2015 tầm nhìn 2020 Chỉ tiêu đến 2015, tầm nhìn 2020 Số máy/ 100 dân Tốc độ tăng trưởng Tổng doanh thu Mức độ
Công nghiệp phần mềm 20%/năm 15 tỷ USD Mật độ điện thoại
- Toàn quốc 50
- Cố định 20
- Di động 30
Đào tạo CNTT ở các trường Đại học Chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN
Sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp đại học Đủ chuyên môn, ngoại ngữ tham gia thị trường lao động quốc tế
Việt Nam điện tử Khá trong khu vực
ASEAN
(Nguồn: chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2010, định hướng 2020 – Quyết định số 245/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/10/2005)