doanh nghiệp
Mục đích của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm: giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có; giúp doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển dài hạn trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình; nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với các công việc trong tương lai; nâng cao khả năng thích ứng của tổ chức với sự thay đổi của môi trường; chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận; đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết; thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên.
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng do các nguyên nhân:
+ Việc áp dụng các trang bị công nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho lao động thủ công dần được thay thế bằng lao động máy móc. Người công nhân cần phải có kiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển, sử dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, đưa ra các kiến nghị cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
+ Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất khiến cho tỷ trọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca. Điều này dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi và các chức năng hoạt động của nhân viên, vì vậy nhân viện phải được đào tạo ở diện rộng, có thể thực hiện nhiều nghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất.
+ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng, nhiều mặt hàng , sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng cũng làm tăng nhu cầu đào tạo.
+ Trong quá trình lao động, nhân viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra lâu với lượng ít. Đào tạo sẽ nhanh chóng cung cấp một lượng công nhân viên kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa đối với nền kinh tế xã hội nói chung và đối v ới các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nói riêng:
+ Đối với doanh nghiệp, đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cạn và giúp cho doanh nghiệp thichs ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lưjcthanhf công sẽ mang lại những lợi ích sau: cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc; giảm bớt được sự giám sát vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, họ có thể tự giám sát được công việc; tọa thái độ hợp tác trong lao động; đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực; giảm bớt được tai nạn lao động; sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn nhân lực đã được đào tạo để thay thế.
+ Đối với người lao động, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà còn giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức. Đồng thời, nó cũng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu được phát triển cho người lao động.