Cũng như mọi doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu mà công ty Cổ phần công nghệ Syntek xem là động lực thúc đẩy sự phát triển. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Doanh thu của Công ty được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1 – Chỉ tiêu về doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh thu 725.002.616 1.002.086.261 1.584.911.854 1.622.294.286 Tốc độ tăng doanh thu - 41,6% 67,7% 2,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011, phòng kế toán, công ty cổ phần công nghệ Syntek)
Công ty cổ phần công nghệ Syntek có tốc độ tăng trưởng về doanh thu khá tốt trong năm 2009 (41,6%) và 2010 (67,7%). Tuy nhiên đến năm 2011, tốc độ này lại giảm đi đáng kể (2,3%) so với những năm trước (67,7%).
Nguyên nhân của việc này xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mà cụ thể là do đặc điểm khách hàng. Đầu năm 2011, với Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” trong đó tập trung vào vấn đề thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Với chính sách này, hầu hết các tổ chức, cơ quan Nhà nước đều tạm dừng các dự án, các chương trình đầu tư, trong đó có cả các dự án, các chương trình đầu tư cho công nghệ thông tin, phần mềm. Cụ thể, trong năm 2011, Công ty chỉ ký được 9 hợp đồng, trong đó duy nhất một hợp đồng xây dựng hệ thống phần mềm và 8 hợp đồng dịch vụ triển khai hệ thống phần mềm. Các đồng này đều được kí với khách hàng là cơ quan, tổ chức Nhà nước. Trong khi đó, năm 2010, Công ty ký được 10 hợp đồng, trong đó có 5 hợp đồng xây dựng hệ thống phần mềm, và 5 hợp đồng triển khai hệ thống phần mềm, tăng gấp đôi so với số lượng hợp đồng năm 2009 (với 5 hợp đồng được ký). Mặc dù tốc độ tăng doanh thu năm 2011 có giảm so với các năm trước nhưng doanh thu vẫn tăng, điều đó cho thấy những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của Công ty trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm.
Chi phí là một trong những chỉ tiêu nói lên quy mô kinh doanh của Công ty, đồng thời là cơ sở để tính lợi nhuận và hiệu quản hoạt động kinh doanh của Công ty. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có chiến lược tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Số liệu chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần công nghệ Syntek được thể hiện ở bảng 2 dưới đây:
Bảng 2 - Thống kê chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần công nghệ Syntek
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng chi phí 3.810.397.838 941.853.198 1.479.469.599 1.401.083.257 Tổng lợi nhuận (3.085.395.222) 60.233.063 105.442.255 221.211.029 Tốc độ tăng
lợi nhuận - (101,95%) 75,06% 109,79%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011, phòng kế toán, công ty cổ phần công nghệ Syntek)
Cùng với doanh thu, tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ Syntek từ năm 2009 đến 2010 có tăng (tăng 57%). Tuy nhiên sang đến năm 2011, mặc dù doanh thu tăng, nhưng tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty lại giảm (giảm 5,3%). Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên.
Biểu đồ 1: Biểu đồ tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận
Qua biểu đồ tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty (biểu đồ 1) ta thấy doanh thu tăng không nhiều, nhưng lợi nhuận tăng lên xấp xỉ gấp đôi. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, như trên đã phân tích, trong năm 2011, chỉ có 1 hợp đồng xây dựng hệ thống phần mềm, nhưng có tới 5 hợp đồng triển khai hệ thống phần mềm. Những
hợp đồng triển khai đều là triển khai những sản phẩm của Công ty, chi phí cho triển khai thấp hơn nhiều so với chi phí xây dựng mới một hệ thống phần mềm. Điều này làm cho lợi nhuận của dịch vụ triển khai lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận của việc xây dựng mới hệ thống phần mềm.