1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SYNTEK
2.6.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 1 Đào tạo nhân lực
2.6.1.1 Đào tạo nhân lực
Thị trường nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn còn đang ở trong tình cảnh thiếu người làm được việc và thừa người không làm được việc. Đã đến lúc phải thay đổi tư duy, cách thức đào tạo nhân lực. Nhân lực công nghệ thông tin trong nước lâu nay luôn bị coi là còn quá nhiều yếu kém trong vấn đề làm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo độc lập, tiếp cận thực tế công việc tại các doanh nghiệp… Và chính những vấn đề nổi cộm đó đang trở thành rào cản lớn khiến thị trường nhân lực công nghệ thông tinViệt Nam kém hấp dẫn.
Thị trường nhân lực CNTT tại Việt Nam vẫn còn đang ở trong tình cảnh thiếu người làm được việc và thừa người không làm được việc, cho dù thời gian gần đây các trường đại học trong nước cũng có nhiều thay đổi về cách thức, nội dung đào tạo. Sinh viên ra trường dù đạt loại khá giỏi nhưng vẫn khó tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp trong nước. Như chuyện gần đây có thông tin trên báo chí nói về việc công ty Intel Việt Nam tuyển mấy nghìn người mà chỉ được vài chục người là một minh chứng cho câu chuyện đó.
Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra lúc này là đã đến lúc các doanh nghiệp phải thay đổi cách tuyển dụng, đào tạo nhân lực. Các doanh nghiệp cần phải liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo CNTT để cải thiện thực trạng đào tạo sao cho nhân lực khi ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.
Sự kết hợp này là nhằm đưa ra nhiều chương trình đào tạo, những bài toán thực tế vào trong trường đại học, để từ đó sẽ có những môn học gần gũi hơn với thực tế, để sinh viên có thể tự giải quyết và hình dung về thực tế làm việc khi ra
trường. Như với chương trình Đối tác đại học (University Alliances Program) của SAP được triển khai từ năm 1988, trong thực tế đã nhận được sự tham gia của hơn 1000 trường đại học trên thế giới. Với mục đích đào tạo, SAP đã cung cấp miễn phí phần mềm, giáo trình… và các trường đại học chỉ phải trả một khoản nhỏ để vận hành hệ thống máy chủ. Các sinh viên tham gia khoá học còn có cơ hội được cấp chứng chỉ và khả năng được tuyển dụng cao tại những doanh nghiệp lớn…
Chính việc liên kết này đang giúp nhà trường thuận lợi hơn trong việc đưa sinh viên đi thực tập, thêm cơ hội làm việc hoặc nghiên cứu nếu muốn học lên bậc cao hơn. Còn về phía các doanh nghiệp, khi liên kết với nhà trường họ sẽ được hưởng lợi là nguồn nhân lực sinh viên do các trường đào tạo, được tiếp cận với các giáo sư giảng dạy trong trường để từ đó có thể tìm kiếm, phát hiện nhân lực. Hơn nữa, các doanh nghiệp liên kết với các trường có rất nhiều sinh viên đến thực tập. Họ được tham gia vào một số dự án mang tính sáng tạo và đã mang lại lợi ích tốt cho doanh nghiệp vì đôi khi chính những nhân viên của doanh nghiệp quá quen thuộc với công việc lại không đưa ra được những ý tưởng mới. Khi lãnh đạo của các doanh nghiệp đến tiếp xúc với sinh viên tại các trường họ dễ tìm được đâu là sinh viên rất giỏi để khi ra trường có thể tuyển dụng luôn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đây đang là một xu hướng của tương lai.
Trong mô hình liên kết này thì tạo mối quan hệ tốt giữa các trường đại học với doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, điều này hơi khó ở Việt Nam vì các giáo sư tại Việt Nam chỉ làm công việc giảng dạy thuần tuý mà không tham gia vào thực tế của các doanh nghiệp, nên rất khó để có được những tư vấn. Chính vì vậy, để thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp là quá trình rất dài.