Thực trạng GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy họ cở

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Thực trạng GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy họ cở

2.2.2. Thực trạng GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Thực trạng nội dung giáo dục KNS qua môn học

Nội dung giáo dục THCS được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với thế giới, với khu vực, theo hướng nâng cao năng lực tư duy, năng lực hợp tác, tính tập thể, sự độc lập trong suy nghĩ, kỹ năng thực hành, vận dụng thực tiễn, kỹ năng sống… những nội dung phong phú đó không chỉ chuyển tải trong các giờ dạy trên lớp mà còn được chuyển tải qua các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung hết sức cần thiết trong việc tạo ra sản phẩm con người của bậc THCS trong giai đoạn hiện nay. Để tìm hiểu thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THCS, chúng tôi khảo sát những KNS đã được giáo viên tích hợp trong quá trình dạy học qua câu hỏi phần phụ lục và thu được kết quả ở bảng 2.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.7: Thực trạng nội dung giáo dục KNS cho học sinh đƣợc tích hợp qua các môn học

TT Nội dung TX Mức độ thực hiện TT CBG

SL % SL % SL %

1 Kĩ năng giao tiếp 0 0.00 70 100 0 0.0

2 Kĩ năng tự nhận thức 0 0.00 22 31.4 48 68.6 3 Kĩ năng phòng chống tệ nạn xã hội 18 25.7 52 74,3 0 0,0 4 Kĩ năng giữ gìn sức khỏe sinh sản 0 0.00 70 100 0 0 5 Kĩ năng giải tỏa căng thẳng 0 0.00 66 94.3 4 5.7 6 Kĩ năng thích ứng 0 0.00 70 100.00 0 0.00 7 Kĩ năng làm việc nhóm 0 0.00 70 100.00 0 0.00 8 Kĩ năng hợp tác 0 0.00 50 71,4 20 28,6 9 Kỹ năng chống lạm dụng tình dục ở học sinh nữ 0 0,0 4 5.7 66 94.3 10 Kỹ năng thuyết trình 25 35,7 45 64,3 0 0.0 Qua điều tra ta thấy hầu hết giáo viên của các trường THCS chưa quan tâm đến việc GDKNS cho học sinh. Nhiều kỹ năng sống quan trọng chưa được giáo viên THCS tích hợp giáo dục qua môn học cho học sinh THCS một cách thường xuyên. Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội và kỹ năng thuyết trình là hai kỹ năng được giáo viên quan tâm nhiều nhất trong quá trình dạy học. Nguyên nhân trong các giờ học kỹ năng thuyết trình của học sinh liên quan đến trả bài kiểm tra miệng và trả lời câu hỏi vấn đáp trên lớp, còn kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội nằm trong hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai nhiều đợt trong nhà trường.

Bên cạnh đó có một số kỹ năng rất cần thiết đã được giáo viên quan tâm nhưng chưa thường xuyên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kỹ năng thích ứng 100% ý kiến. Kỹ năng làm việc nhóm 100% ý kiến

Kỹ năng giữ gìn sức khỏe sinh sản 100% ý kiến Kỹ năng giao tiếp100% ý kiến

Một số kỹ năng rất quan trọng nhưng chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đó là các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng tự nhận thức có 68,6% ý kiến giáo viên cho biết là chưa thực hiện.

Kỹ năng chống lạm dụng tình dục ở học sinh nữ có 94,3 % ý kiến cho rằng chưa thực hiện.

Kỹ năng hợp tác có 28 % ý kiến cho rằng chưa thực hiện.

Khi trao đổi về nội dung giáo dục KNS cho học sinh, cô giáo Phạm Thị Mai Hương (GVCN giỏi cấp thành phố năm học 2010-2011) cho biết:“Tôi cũng nhận thấy việc GDKNS cho học sinh là rất quan trọng, song, việc này cần có sự chỉ đạo từ Sở giáo dục, Phòng giáo dục đến giáo viên thực hiện thì mới hiệu quả, còn thực tế chúng tôi mới chỉ dạy và GDKNS cho học sinh theo kinh nghiệm.”

Nghiên cứu một số giáo án lên lớp của giáo viên chúng tôi nhận thấy trong bài soạn lên lớp của giáo viên chưa thể hiện được nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống một cách rõ nét.

2.2.2.2. Thực trạng về phương pháp giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Để nắm được thực trạng sử dụng phương pháp GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với CBQL và hỏi ý kiến giáo viên, học sinh của nhà trường và thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.8: Thực trạng thực hiện các phƣơng pháp GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trƣờng THCS thành phố Uông Bí

TT Phƣơng pháp giáo dục

Mức độ thực hiện (%) Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng

GV HS GV HS GV HS

1 Phương pháp động não 63.6 42.5 36.4 48.5 0 9 2 Phương pháp thảo luận nhóm 50.0 39.5 50.0 52 0 8.5 3 Phương pháp đóng vai 75.0 57.5 25.0 31.5 0 11 4 Phương pháp nghiên cứu

tình huống 52.0 55.2 48.0 44,8 0 0

5 Phương pháp dạy học theo

dự án 0,0 0,0 64,3 72,4 35,7 27,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Phương pháp bàn tay nặn bột 0,0 0,0 78,6 81,3 21,4 18,6 7 Phương pháp thực hành,

thí nghiệm 0,0 0,0 100,0 100,0 0,0 0,0

8 Các phương pháp thuyết trình 100,0 100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Qua bảng trên chúng ta thấy giáo viên nhà trường chưa thường xuyên sử dụng các phương pháp GDKNS cho học sinh như: Sử dụng phương pháp đóng vai(GV là 75.0%, HS là 57.5%); Sử dụng phương pháp động não.. (GV là 63.6%, HS là 42.5%);

Phương pháp nghiên cứu tình huống có 52% ý kiến đánh giá của giáo viên đã sử dụng thường xuyên còn 48% ý kiến đánh giá chưa sử dụng thường xuyên, bên cạnh đó những ý kiến đánh giá của học sinh về cơ bản cũng tương đồng với ý kiến đánh giá của giáo viên.

Phương pháp dạy học dự án có thế mạnh trong rèn các kỹ năng: Làm việc nhóm, hợp tác, thích ứng, tự nhận thức nhưng chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên chiếm tỷ lệ 64,3% ý kiến và 35,7% giáo viên chưa thực hiện. Những ý kiến nhận xét của học sinh gần tương đương với tự đánh giá của giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp mới có thế mạnh trong rèn luyện các kỹ năng trải nghiệm thực tế cho học sinh cũng chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên chiếm tỷ lệ 78,6% và 21,4% giáo viên chưa thực hiện.

Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm có tới 100% ý kiến giáo viên đánh giá chưa thực hiện thường xuyên.

Như vậy việc sử dụng các phương pháp GDKNS cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt. Trao đổi với CBQL và giáo viên các trường về vấn đề này chúng tôi được biết thêm nguyên nhân mà giáo viên chưa thường xuyên thực hiện các phương pháp GDKNS cho học sinh là do giáo viên có quá ít thời gian vì phải dạy nhiều và do giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm với việc phải dạy lồng ghép KNS vào các môn học. Cấu trúc bài học theo tiết làm cho những ý tưởng về vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại không mang tính khả thi.

2.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 53)