Nguyên tắc đảm bảo phát huy khả năng của học sinh trong quá

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.5.Nguyên tắc đảm bảo phát huy khả năng của học sinh trong quá

tham gia hoạt động GDKNS và hoạt động học tập

Ở độ tuổi này, hứng thú của các em cũng đã hình thành khá rõ rệt, các em đã có hứng thú học tập, nhưng nhiều khi do kết quả học tập (điểm số) hay lời khen của thầy cô là chính. Như vậy thông qua các tác động đón đầu sự phát triển giáo dục lứa tuổi THCS không chỉ thúc đẩy sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên giáo dục không phải là vạn năng, không thể một mình quyết định toàn bộ tiến trình phát triển nhân cách của trẻ. Giáo dục chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách thông qua những tác động có tính chủ đạo.

Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh là chủ thể nhận thức, chủ thể giáo dục trong mọi hoạt động. Các biện pháp quản lý GDKNS cần phải đảm bảo thu hút được tất cả học sinh tham gia, đặc biệt phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân dưới vai trò điều khiển, cố vấn của người giáo viên. Có như vậy GDKNS mới đạt hiệu quả cao, mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, việc tổ chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ, theo quy mô lớp là rất cần thiết. Trong mọi hoạt động mà học sinh tham gia, các em phải giữ vai trò chủ thể. học sinh tự thực hiện, giải quyết các tình huống nảy sinh, có sự cố vấn của giáo viên . Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục giúp các em định hướng mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, thiết kế chương trình hoạt động. Trên cơ sở ấy học sinh tự triển khai hoạt động, tự đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm. Có thể lúc đầu các em chưa quen song ng- ười giáo viên cần phải kiên trì hướng dẫn, phải thực sự có niềm tin ở học sinh, tôn trọng các em, tạo ra được quan hệ phù hợp giữa học sinh với giáo viên . Quan hệ giữa thầy cô giáo và học sinh là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm, tạo cho học sinh có niềm tin hơn và khẳng định được tính chủ thể của mình trong hoạt động.

3.2. Các biện pháp quản lý GDKNS thông qua hoạt động dạy học ở trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 73)