Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua

1.3.3.1. Phương pháp động não (Công não)

Động não là phương pháp giáo dục để cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp để “lôi ra” một danh sách thông tin và ý tưởng. Cách tiến hành thường như sau:

- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cho cả lớp hoặc nhóm suy nghĩ và trả lời. - Khích lệ người học phát biểu ý kiến và đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt. - Ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy.

- Phân loại các ý kiến.

- Làm rõ những ý kiến chưa rõ ràng. - Tổng hợp các ý kiến.

Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp động não là:

- Tất cả ý kiến đều được giáo viên hoan nghênh mà không phê phán, nhận định đúng sai.

- Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là sản phẩm chung của cả lớp, nhóm.

- Yêu cầu người tham gia đưa ra ý kiến ngắn gọn và chính xác, tránh dài dòng, chung chung.

1.3.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm

Thực chất của phương pháp này là để học sinh tham gia trao đổi về một vấn đề nào đó theo nhóm. Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho người học tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, nhằm tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó. Cách tiến hành như sau:

- Tổ chức: phân chia nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 người, giao nhiệm vụ cho nhóm.

- Các nhóm thảo luận: các thành viên nhóm trao đổi để đi đến thống nhất cách làm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giáo viên tổng kết các ý kiến trên.

Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp thảo luận là:

- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, không nên để nhóm quá đông hoặc quá ít.

- Nội dung thảo luận ở các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. - Các nhóm phải cử người làm thư ký.

- Cần quy định thời gian thảo luận và trình bày ý kiến. - Giáo viên bao quát toàn bộ nhóm.

1.3.3.3. Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp tổ chức cho người học làm thử “đóng vai” để giải quyết chủ đề đã đưa ra. Quan trọng của phương pháp này là cách thức, là ứng xử, là đối thoại của nhân vật. Cách tiến hành như sau:

- Chọn chủ đề.

- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 người. - Lần lượt các vai thể hiện.

- Người ngồi dưới ghi nhận xét. - Mỗi nhóm cử đại diện thể hiện. - Ý kiến của đại diện các nhóm khác. - Giáo viên nhận xét và kết luận.

Yêu cầu khi thực hiện phương pháp đóng vai là:

- Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhóm đề xuất).

- Mỗi nhóm tìm ra phương án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mình trình bày.

- Yêu cầu cả về nội dung và hình thức thể hiện.

1.3.3.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống thường xuất phát từ một câu chuyện được viết ra nhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn đề. Đôi khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cát xét, hoặc dưới dạng hình vẽ. Cách tiến hành như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống). - Chia nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống càng tốt).

- Đọc (xem, nghe) tình huống.

- Suy nghĩ về tình huống đó (đưa ra một vài câu hỏi). - Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.

- Trình bày ý kiến của nhóm.

- Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra. - Giáo viên kết luận.

Một số yêu cầu khi thực hiện phương pháp tình huống là: - Yêu cầu lựa chọn tình huống.

- Tìm ra được phương án tối ưu cho mỗi tình huống. - Động viên người học tham gia phát biểu ý kiến.

1.3.3.5. Các phương pháp khác: phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học

định hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học nghiên cứu trường hợp, dạy học dự án, phương pháp thuyết trình, phương pháp diễn kịch…

1.3.4. Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua con đường dạy học

Xác định kỹ năng sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh, những năm qua ngành GD và ĐT đã chỉ đạo, lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục này vào các hoạt động, chương trình giảng dạy ở các nhà trường dưới các hình thức:

- Tích hợp nội dung giáo dục KNS thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế gồm các môn sau: Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Vật lý.

- Tích hợp GDKNS thông qua các hoạt động ngoại khóa gắn liền với nội dung chương trình ngoại khóa của các môn học.

- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học các môn học bằng việc vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Phương pháp công não, đóng vai, phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

pháp thảo luận nhóm, dạy học hợp tác, dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học học dự án, dạy học bằng tình huống, nghiên cứu trường hợp, dạy học định hướng hành động, dạy học thực hành, thí nghiệm vv…

- Tổ chức thực hiện các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở tiết sinh hoạt tập thể; vào giờ chào cờ đầu tuần, Vào tiết sinh hoạt tập thể lớp buổi học cuối tuần, nhằm bổ trợ cho hoạt động rèn luyện kĩ năng sống thông qua hoạt động dạy học đạt hiệu quả…

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)