Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quản lý GDKNS cho học

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quản lý GDKNS cho học

1.4.5.1. Mục tiêu giáo dục THCS và yêu cầu GDKNS

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh ở các nhà trường THCS. Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc THCS và không xác định được yêu cầu của việc GDKNS cho học sinh thì công tác tổ chức các hoạt động GDKNS sẽ không đạt hiệu quả trong việc giáo dục rèn luyện các KNS cho học sinh.

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng ta xác định, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Vì thế, giáo dục phổ thông phải hướng tới đổi mới toàn diện, sâu sắc hơn, quy mô hơn. Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh để góp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Đại hội IX cuả Đảng khẳng định: “Đối với thể hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Từ những căn cứ trên, các biện pháp GDKNS cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục ở bậc THCS, đó là: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.4.5.2. Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho học sinh

Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho HS trong các trường THCS được đánh giá bởi các vấn đề như : Nhận thức của CBQL, giáo viên về sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh; hiểu thế nào là KNS; ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩa vai trò của GDKNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, GVCN, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc GDKNS cho học sinh; mối quan hệ giữa: nhà trường - gia đình - các tổ chức ngoài xã hội đối với việc GDKNS của học sinh ở các trường THCS hiện nay.

Tuy nhiên trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho học sinh không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động giao dục cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia quản lí giáo dục thì công tác GDKNS cho học sinh mới được nâng tầm và hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bậc học.

1.4.5.3. Trình độ của đội ngũ giáo viên

Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường THCS đều có trình độ tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên. Đa số giáo viên trong các trường có trình độ đại học. Họ đều được học kiến thức tâm lí, nghiệp vụ sư phạm, được thực tập sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cùng với sự phát triển của đất nước, được Đảng và nhà nước quan tâm, ngày nay đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có điều kiện được phát huy năng lực của mình trong giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Đội ngũ giáo viên đều là những cán bộ yêu nghề, yên tâm với công việc, gắn bó với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ các nhà giáo vẫn còn không ít các thầy cô mới chỉ chú ý “dạy chữ ” mà chưa thực sự quan tâm đến “ dạy người ”. Điều này được thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cách giao tiếp giữa giao viên và hoạc sinh còn thiếu cởi mở, còn ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức nếp sống cho học sinh. Vì thế các nhà quản lí giáo dục nói chung, Ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch chương trình yêu cầu trong công tác giáo dục tư tưởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rèn luyện các KNS của học sinh. “Dạy chữ, dạy nghề, dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục của mỗi người thầy. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng như lương tâm của mình trước học sinh, trước sự yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì khi đó công tác giáo dục mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.4.5.4. Tính tích cực của học sinh tham gia vào quá trình rèn luyện KNS

Đây là một trong những nhân tố quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động GDKNS bởi họ chính là đối tượng của hoạt động này.

Học sinh là nhân tố có tính chất quyết định tới kết quả của hoạt động giáo dục KNS và hoàn thiện KNS cho học sinh.

Tính tự giác, tính tích cực tham gia vào quá trình rèn luyện, giáo dục KNS của học sinh, giúp học sinh tự chủ trong quá trình lĩnh hội, tập luyện, rèn luyện KNS để phát triển nhân cách.

Tiểu kết chƣơng 1

1. HĐGDKNS là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội.

2. Chương 1 đề cập đến một số khái niệm cơ bản như: kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, quản lý GDKNS ở trường THCS, phân loại một số kỹ năng sống cần dạy ở trường phổ thông. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc người cán bộ quản lý của các trường THCS quản lý về kế hoạch, đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện, quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDKNS, quản lý việc kiểm tra đánh giá HĐGDKNS.

3. HĐGDKNS ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: yêu cầu đổi mới của giáo dục THCS; nhận thức của các lực lượng giáo dục; năng lực người tổ chức; nội dung chương trình; hình thức; sự đánh giá và các điều kiện để tổ chức. Chính vì vậy cần có các biện pháp tổ chức hợp lý thì HĐGDKNS ở các trường THCS sẽ được nâng cao về chất lượng và hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)