7. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thông qua con đường dạy học
Để giáo dục KNS đạt kết quả tốt thì cần phải có sự phối kết hợp nhiều yếu tố như: giáo viên, nhà trường, gia đình và học sinh... Cụ thể :
* Về phía giáo viên
Giáo viên luôn luôn là người hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động học tập của
trình độ về chuyên môn vững vàng: Giáo viên phải có khả năng tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong quá trình dạy học một cách nghệ thuật và có hiệu quả. Thường xuyên trau dồi những kiến thức mới nhằm phục vụ cho bài dạy
giáo viên cần phải có những kỹ năng sư phạm cần thiết: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh, kỹ năng dạy học tích hợp, kỹ năng vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực ... giáo viên phải là người thực sự mẫu mực về kỹ năng sống để học sinh học tập và làm theo.
* Về phía nhà trường
Nhà trường là cơ quan chuyên trách việc giáo dục thể hệ trẻ. Đương nhiên con người từ khi sinh ra và lớn lên được
nhưng trường học là môi trường dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của trẻ. Vì vậy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhà trường cần phải nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng để từ đó mà có những biện pháp và phương pháp giáo dục tích cực cho học sinh.
- Nhà trường p đỡ giáo viên và
học sinh trong hoạt động GDKNS thông qua dạy học. Cơ sở vật chất phải đảm bảo phù hợp đạt tiêu chuẩn với dự kiến mà bài học đưa ra (lớp học đạt tiêu chuẩn để phục vụ tốt công tác giảng dạy, trang thiết bị dạy học luôn được cải tiến và phù hợp với môn học, kinh phí tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động ngoại khoá...).
- Tạo môi trường hoạt động tích cực và thuận lợi nhất cho hoạt động giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao trong mỗi bài học.
- Nhà trường cần huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Nhà trường phải luôn luôn có kế hoạch phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức trong trường, cán bộ quản lý, PHHS trong việc giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học.
Nhà trường phải có các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua con đường dạy học.
* Về phía gia đình
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời đối với trẻ. Chính vì vậy mà gia đình và nhà trường phải luôn luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhau KNS đạt hiệu quả tốt nhất. Cha mẹ cần quan tâm đến giáo dục cho các em có kỹ năng hành vi phù hợp trong các mối quan hệ ứng xử của các em trong gia đình, nhà trường và xã hội, gia đình phải là nơi rèn luyện cho các em có thói quen ứng xử tốt trước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính kết quả giáo dục của gia đình vừa là nền tảng vừa là hỗ trợ cho giáo dục nhà trường trường thực hiện phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đặt cơ sở nền tảng cho việc phát triển bền vững sau này.
* Về học sinh
Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Nên các em muốn được giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng đạt hiệu quả cao nhất thì phải tích cực chủ động rèn luyện, học tập tốt, tham gia tích cực vào các hoạt động đặc biệt vào việc xử lý tình huống và ra thái độ hành vi với các tình huống thực tiễn. Ngoài ra các em còn cần chủ động trong việc trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản đặc biệt là kỹ năng hợp tác, tập tru
nhau trong học tập... hơn ai hết học sinh là người quyết định kỹ năng sống của mình,
KNS một cách thường xuyên, liên tục trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập và trong mọi mối quan hệ.
Ở lứa tuổi THCS, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi đùa nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành vi không đúng, không phù hợp với lứa tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em như: dễ bị xúcđộng, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế của các em yếu. Tính tình của các em không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản. Lứa tuổi này các em cảm thấy cái gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti hoặc hiếu thắng, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc mình vi phạm nhân cách mà không biết.
Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh, tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn. Với sự phát triển khoa học và công nghệ hiện nay, các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới nên nhìn chung các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
em phát triển nhanh về nhiều mặt, có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý điều đó làm cho trẻ tưởng rằng chúng có khả năng trưởng thành là có thể quyết định đúng đắn những vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế chúng xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch chuẩn về hành vi và đạo đức.
Bởi vậy, người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo, các lực lượng xã hội) cần phải nắm được các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những vấn đề lý luận về KNS để giáo dục, quản lý các em có hiệu quả theo những chuẩn mực của xã hội.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trƣờng THCS