7. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh THCS
3.2.6.1.Mục tiêu của biện pháp
Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, muốn giáo dục giá trị sống, KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao, hơn ai hết giáo viên phải nắm vững các giá trị sống và thành thạo về KNS. Bởi nhà giáo là tấm gương sáng về giá trị sống và kỹ năng sống để học sinh học tập và làm theo, nâng cao năng lực giáo dục giá trị sống, KNS cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
3.2.6.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên những kiến thức hiểu biết về định hướng giá trị trong thời kỹ mới và mối quan hệ của nó với kỹ năng sống. Giúp giáo viên có hiểu biết sâu về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống đối với sự thành đạt của học sinh sau này. Đồng thời giúp giáo viên hiểu về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống để lựa chọn nội dung và biện pháp giáo dục phù hợp đối với học sinh.
Tổ chức các đợt tập huấn về kỹ năng sống cho giáo viên và nâng cao kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên theo các cách tiếp cận khác nhau:
- Nâng cao kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên thông qua sử dụng phương pháp dạy học tích cực và các kĩ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề + Phương pháp dạy học tình huống
+ Phương pháp dạy học theo nhóm
+ Phương pháp dạy học định hướng hành động + Phương pháp dạy học dự án
+ Các kĩ thuật dạy học như: Kĩ thuật hỏi đáp, kĩ thuật công não, kĩ thuật 635, kĩ thuật 3lần3, kĩ thuật dạy học hợp đồng vv…
- Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục có tích hợp giáo dục KNS cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bồi dưỡng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho giáo viên nhằm tăng cường năng lực giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên. Bởi phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là khái niệm phản ánh quan điểm giáo dục tích cực, mô hình giáo dục học sinh trong và bằng hoạt động của học sinh, thông qua đó giáo viên giúp học sinh thay đổi, điều chỉnh hành vi, hình thành, phát triển hành vi mới hoặc phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
Tính mục đích của tăng cường sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong trường học và ở mỗi giáo viên là:
- Thay đổi hành vi và thói quen chưa tốt đã hình thành ở học sinh. Tạo cho học sinh có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực” và khích lệ học sinh giúp các em có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân;
Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh bằng việc giáo dục các kỹ năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là dưới sự tác động của giáo viên, người lớn giúp trẻ chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức vv... thành những thái độ, hành vi phù hợp.
- Kích thích điều chỉnh hành vi đã hình thành ở học sinh nhằm đạt chuẩn về hành vi theo yêu cầu giáo dục.
- Hình thành hành vi và thói quen mới theo yêu cầu của xã hội, nhà trường và gia đình.
- Phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh và loại bỏ trừng phạt học sinh trong nhà trường.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học, giáo dục, biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính kỷ luật tích cực của học sinh trong mọi tình huống. Dùng kỷ luật tự giác để giáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong học tập, rèn luyện. Thông qua vận dụng phối hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các phương pháp, biện pháp giáo dục tích cực, thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng về mình, khắc phục nhận thức, thái độ, hành vi chưa đúng của bản thân; từ đó thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi theo chiều hướng tích cực. Đây là quá trình mang tính lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi bản thân đối tượng học sinh, phải có tính tự giác cao. Do đó giáo viên cần có tính kiên trì chờ đợi sự tiến bộ và thay đổi ở mỗi học sinh.
Thông qua hoạt động tập huấn nhà trường cần giúp giáo viên hiểu được phương pháp kỷ luật tích cực có thể là thay đổi hay điều chỉnh thái độ, hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực hoặc cũng có thể là hình thành hành vi thói quen mới theo yêu cầu của xã hội và phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra do tác động của môi trường sống và sự thiếu kỹ năng sống của học sinh.
Thông qua hoạt động bồi dưỡng giúp giáo viên nắm vững triết lý cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực trong trường học và quán triệt trong tổ chức thực hiện giáo dục học sinh. Triết lý cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực là: Đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em trong mọi mối quan hệ, sử dụng các phương pháp, biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở học sinh theo chiều hướng tích cực, đáp ứng với yêu cầu của cuộc sống, đồng thời phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra ở học sinh.
Nắm vững phương pháp kỷ luật tích cực giúp giáo viên tăng cường sự tương tác giữa các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục, theo đó thiết lập và tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, nhằm chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu của xã hội, nhà trường, gia đình thành hành vi thực hiện của học sinh hoặc phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn có thể xảy ra ở học sinh.
Bồi dưỡng giáo viên về việc quán triệt nguyên tắc đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng các quyền và bổn phận của trẻ em và đảm bảo mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ đạo của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện của học sinh, tính quy luật trong sự phát triển của học sinh, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực hướng đến thiết lập một môi trường giáo dục thân thiện, phi bạo lực (khuyến khích tính chủ động, tự tin và trách nhiệm của học sinh, loại bỏ các biện pháp giáo dục cứng nhắc, áp đặt, hà khắc, trừng phạt…), định hướng, hướng dẫn học sinh bằng cách tập trung vào những khía cạnh tích cực và phát triển những hành vi tích cực loại bỏ, phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh.
Hoạt động bồi dưỡng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực cho giáo viên cần tăng cường tập trung vào nâng cao cho giáo viên các kĩ năng cơ bản sau đây:
Kỹ năng lắng nghe: Học cách lắng nghe học sinh để biết học sinh nghĩ gì và mong muốn gì trong quá trình học tập, rèn luyện nhằm giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu một cách chính đáng. Lắng nghe và thấu hiểu học sinh để có biện pháp ứng xử phù hợp la một kỹ năng quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thời gian tạm lắng: Sử dụng thời gian tạm lắng một cách hiệu quả giúp học sinh có hành vi lệch chuẩn tự nhận ra sai lầm của bản thân qua thái độ và hành vi ứng xử của giáo viên, giúp người học học thông qua sai lầm, coi sai lầm là bài học.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng kiềm chế xúc cảm: Trong những tình huống học sinh có hành vi lệch chuẩn, giáo viên cần có thái độ bình tĩnh để kiềm chế xúc cảm cá nhân, sáng suốt lựa chọn tác động để định hướng hành vi cho học sinh, đồng thời còn là tấm gương để học sinh học tập về kỹ năng sống.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng xác định hành vi nên làm và không nên làm của học sinh: Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo viên cần có kĩ năng giúp học sinh xác định hành vi nên làm và không nên làm để định hướng hành vi cá nhân trong quá trình học tập, rèn luyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng hệ quả tự nhiên và logic:
- Hệ quả tự nhiên - logic: Là những gì xảy ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lớn hoặc của học sinh khác, cha mẹ trong gia đình hoặc lớp học. Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và logic:
- Thứ nhất: Để dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của bản thân, bổn phận của học sinh trong gia đình, nhà trường, xã hội, đồng thời khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm như làm đầy đủ bài tập về nhà, đi học đúng giờ, hăng hái tham gia ý kiến xây dựng bài, chấp hành đúng nội quy lớp học, xây dựng hành vi văn hóa học đường, có kĩ năng kiềm chế bản thân, tự chủ trong mọi hoạt động, biết từ chối yêu cầu đề nghị của người khác khi thấy không phù hợp vv...
- Thứ hai: Với cách dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic có thể thay thế cho hình thức trừng phạt, nghĩa là học sinh được tự mình trải nghiệm hậu quả của những hành vi chưa đúng, do vậy học sinh sẽ tự rút kinh nghiệm về hành vi của mình hoặc nếu đó là những hành vi tích cực thì học sinh có xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều lần. Qua đó học sinh học được cách ứng xử tốt nhất mà không cần giáo viên phải trách phạt. Nhờ có phương pháp này mà mối quan hệ của thấy cô với học sinh trở nên tốt hơn, thân thiện và cởi mở hơn.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng giúp học sinh thay đổi hành vi lệch chuẩn: Khi học sinh có hành vi sai, hành vi lệch chuẩn, người lớn cần hiểu nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn ở học sinh, những nguyên nhân đó cũng có thể do sự thiếu ý thức rèn luyện của học sinh nhưng cũng có thể do định hướng sai lầm của giáo viên và người lớn vì vậy khi học sinh mắc lỗi, giáo viên, người lớn nên cố gắng nhìn nhận nó như một cơ hội để dạy học sinh những hành vi được chấp nhận hay những hành vi tốt, hơn là coi đó như cơ hội để bắt học sinh phải sửa lỗi hành vi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững về định hướng giá trị và giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường THCS, am hiểu về giáo dục kỹ năng sống và con đường hình thành, phát triển kỹ năng sống cho học sinh.
Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về năng lực giáo dục kĩ năng sống và có chế độ chính sách, nguồn tài chính, nguồn tài liệu hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.
3.2.7. Kiểm tra đánh giá kết quả GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS dạy học ở trường THCS
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể quản lý. Trong quản lý GDKNS cũng vậy, nếu nhà quản lý tổ chức kiểm tra nghiêm túc sẽ tạo động lực cho hoạt động giáo dục KNS qua dạy học các môn văn hóa đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn tiến công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.
Như vậy, kiểm tra đánh giá là một quá trình mà trong đó CBQL tập hợp các thông tin, số liệu qua theo dõi, đôn đốc nhằm động viên hết khả năng tham gia của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS.
3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện
Qua phân tích thực trạng ta thấy việc kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên mới chỉ là ở mức độ hình thức chưa quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá theo mục tiêu chuẩn kỹ năng của học sinh THCS. CBQL chủ yếu kiểm tra qua việc quan sát trực tiếp các hoạt động ở một số khâu nhất định, ở một vài thời điểm nhất định, như vậy khó đánh giá toàn diện HĐGDKNS. Đa số CBQL kiểm tra chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp loại thi đua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để quản lý tốt HĐGDKNS, CBQL cần chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên cần thay đổi cách thức kiểm tra: kiểm tra thông qua trao đổi trực tiếp với PHHS, thông qua dự giờ tiết học có nội dung GDKNS, kiểm tra thông qua việc cho học sinh tham gia những tình huống giả định, có thể kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra thường xuyên. Vì là hoạt động giáo dục nên kiểm tra không chỉ nhìn vào kết quả hoạt động mà cần kiểm tra cả quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động diễn ra, xem xét tinh thần thái độ khi tham gia hoạt động của cả thầy và trò. Có như vậy CBQL, giáo viên mới có căn cứ để kết luận chính xác về kỹ năng sống của học sinh.
Cán bộ quản lý cần tăng cường kiểm tra kế hoạch giáo dục KNS của giáo viên, giáo án, dự giờ để đánh giá kết quả giáo dục KNS của giáo viên.
HĐGDKNS đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho từng kỹ năng. Chính vì thế để kiểm tra HĐGDKNS phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động đó, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Khi đã xây dựng xong tiêu chí đánh giá, cần phổ biến tới toàn thể giáo viên, học sinh để phấn đấu theo tiêu chí và để tự đánh giá. Kiểm tra để điều chỉnh hoạt động tiếp theo, vì vậy cần chú trọng khâu đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
Kết quả đánh giá KNS của học sinh là một tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm của từng cá nhân học sinh.
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà quản lý phải xây dựng được các công cụ giám sát quá trình giáo dục KNS của giáo viên trong nhà trường.
Xây dựng được bộ công cụ đánh giá kỹ năng sống của học sinh THCS.