Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh

Bảng 2.9: Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học

TT Các hình thức tổ chức

Mức độ thực hiện

TX CTX CBG

SL % SL % SL %

1 Tích hợp nội dung GDKNS qua dạy

học các môn học chiếm ưu thế 0 0.00 70 100 0 0.0

2

Tích hợp giáo dục KNS qua vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực

0 0.00 48 68.6 22 31.4

3

Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học để tăng cường giáo dục KNS cho học sinh

18 25.7 52 74,3 0 0,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy các hình thức tích hợp giáo dục KNS qua môn học chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên.

Hình thức tích hợp giáo dục KNS qua dạy học môn học chiếm ưu thế có 70% ý kiến của giáo viên đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Khi phỏng vấn cán bộ quản lý một số trường cho thấy các môn học chiếm ưu thế trong giáo dục KNS cho học sinh là: Giáo dục công dân, Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, nhưng giáo viên chưa quan tâm tích hợp nội dung giáo dục KNS mà phần lớn là giáo viên tập trung dạy kiến thức.

Hình thức tích hợp qua sử dụng vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học khi dạy học tích cực trong dạy học các môn học mới có 68,6% giáo viên vận dụng chưa thường xuyên, còn 31,4% giáo viên chưa sử dụng.

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học để tăng cường giáo dục KNS cho học sinh đã được giáo viên quan tâm, tuy nhiên mức độ thường xuyên mới chỉ đạt 25,7% còn lại 74,3% giáo viên chưa tiến hành thường xuyên. Hình thức tổ chức câu lạc bộ môn học có tới 74,3% ý kiến giáo viên chưa thực hiện.

Đánh giá chung các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua môn học chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên.

2.2.3.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục KNS qua hoạt động dạy học

Khi được hỏi về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm tích hợp trong môn học, do đó việc đánh giá nhận xét về KNS của học sinh chưa tốt, chưa có tiêu chuẩn, tiêu chí, chưa được tiến hành một cách hiệu quả, những nhận xét đánh giá mang tính chung chung, chưa rõ ràng.

2.2.3.2. Những khó khăn của giáo viên trong giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu những khó khăn của giáo viên trong GDKNS cho học sinh trong các trường THCS thành phố Uông Bí, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát với cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường để tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDKNS của giáo viên và thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.10: Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác GDKNS của giáo viên

TT Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ (%) Đồng ý Không đồng ý Phân vân

1 Không có chuẩn đánh giá GDKNS cho HS 34.1 54.5 11.4 2 Không có kế hoạch giáo dục cụ thể 52.3 38.6 9.1

3 Giáo viên hạn chế về KNS 54.5 31.9 13.6

4 Các yếu tố quản lý nhà trường 45.5 40.9 13.6 5 Tác động tiêu cực của môi trường xã hội 54.5 34.1 11.4 6 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn 45.4 34.1 20.5 7 Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình 68.2 15.9 15.9 8 Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã

hội ở địa phương 70.5 13.6 15.9

Qua bảng trên ta thấy: Đại đa số cán bộ quản lý và giáo viên đồng ý các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác GDKNS. Có những yếu tố có số ý kiến đồng ý cao như: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương (70.5%); Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (68.2%); Tác động tiêu cực của môi trường xã hội (54.5%); Năng lực giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng sống của giáo viên còn hạn chế.

Tuy nhiên những yếu tố như: Không có chuẩn đánh giá GDKNS cho học sinh lại có tới 54.5% không đồng ý và 11.4% còn phân vân; yếu tố: Không khen thưởng, trách phạt kịp thời là 40.9% không đồng ý và 13.6% còn phân vân.

Những yếu tố có số người phân vân nhiều đó là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn (20.5%); Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (15.9%); Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương (15.9%). Khi trao đổi trực tiếp thì được biết mọi người còn phân vân vì cho rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố này là không rõ ràng và thực tế thì mọi người cũng không nắm được cụ thể.

Như vậy để công tác GDKNS cho học sinh có hiệu quả, nhà quản lý phải hết sức quan tâm, lưu ý đến những yếu tố trên để có các biện pháp hợp lý trong quản lý và GDKNS cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Thực trạng về quản lý GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường thcs thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)