Giá trị sư phạm của phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

- Phân tích kết quả thực nghiệm sau khi xử lý

1.2.3. Giá trị sư phạm của phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

- Phát triển năng lực nói chung và năng lực thực nghiệm nói riêng cho học sinh sẽ làm thay đổi nhận thức của giáo viên, đồng thời đòi hỏi người giáo viên phải thiết kế được các hoạt động học tập cho chính người học mà ở đó các hoạt động học tập phải tích hợp được các kiến thức, kĩ năng, thái độ vốn là các yếu tố cơ sở của năng lực. Để làm tốt điều này, người giáo viên phải tự nghiên cứu, bồi dưỡng để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới nhận thức, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực người học.

- Năng lực thực nghiệm là năng lực chuyên biệt không chỉ đối với môn Sinh học mà còn đối với các môn khoa học thực nghiệm. Nó có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Do đó, phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông không chỉ thực hiện mục tiêu dạy học môn Sinh học mà còn góp phần hình thành năng lực chung trong chuẩn đầu ra chương trình giáo dục phổ thông.

- Năng lực chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, do đó trong tiếp cận phát triển năng lực người học, kiến thức, kĩ năng của môn học chưa phải là mục tiêu cuối cùng, mà chúng phải được học sinh vận dụng để thực hiện thành công hoạt động học tập của mình. Theo tiếp cận này, giáo viên sẽ phải chuyển đơn vị của bài học từ nội dung kiến thức môn học thành các hoạt

động học tập cho học sinh. Như vậy, hoạt động học tập vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, phương pháp của quá trình dạy học.

- Trong tiếp cận phát triển năng lực người học, người học phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập, phải tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập để làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Do đó, tri thức người học có được là thông qua trải nghiệm, đồng thời người học sẽ chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình học tập.

- Phát triển năng lực không chỉ giúp người học tự mình chiếm lĩnh, củng cố tri thức mà còn giúp người học rèn luyện, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và thích nghi linh hoạt trong các điều kiện học tập. Điều này làm cho tri thức người học chiếm lĩnh được trở nên có ý nghĩa đối với người học. Do đó, làm cho người học yêu thích môn học hơn và lúc đó việc hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ, giáo dục giá trị cho học sinh được tích hợp nhuần nhuyễn trong mối quan hệ nhân quả.

Như vậy, có thể nói, tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông sẽ làm thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, đồng thời phát triển được ở học sinh năng lực chung và năng lực chuyên biệt.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w