Vai trò của bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 38)

- Phân tích kết quả thực nghiệm sau khi xử lý

1.2.5.Vai trò của bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

1. Đối tượng thực nghiệm

1.2.5.Vai trò của bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Nói về vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học, G.Polia (1975) đã viết: “Một phát minh khoa học lớn giải quyết được một vấn đề lớn, nhưng trong lời giải bất kỳ bài tập nào cũng có một chút phát minh. Bài tập mà bạn đang giải có thể là bình thường nhưng nó khơi động được lòng ham hiểu biết của bạn và thúc đẩy bạn phải sáng tạo và nếu bạn tự giải bài tập đó bằng sức mình thì bạn sẽ cảm thấy căng thẳng về trí tuệ dẫn đến phát minh và sẽ hưởng thụ niềm vui của thắng lợi”.

Hệ thống bài tập thực nghiệm Theo năng lực thành phần của thực nghiệm Theo hình thức thực hiện Bài tập Hình thành giả thuyết thực nghiệm Bài tập về phương án thực nghiệm Bài tập về tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm Bài tập phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận Bài tập thực nghiệm trên đối tượng thật Bài tập thực nghiệm giả định

Bài tập thực nghiệm Sinh học là bài tập giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức Sinh học bằng phương pháp thực nghiệm, qua đó hình thành cho học sinh những kĩ năng thực nghiệm, phát triển tư duy thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu sinh học.

+ Về cấu trúc ngôn ngữ, bài tập thực nghiệm chứa đựng mối quan hệ giữa cái đã biết và yêu cầu của bài tập tạo nên tình huống có vấn đề qua đó kích thích được tính tích cực, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh.

+ Về cấu trúc thao tác, bài tập thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải trực tiếp thực hiện các thao tác vật chất và thao tác tư duy theo một logic chặt chẽ, qua đó vừa rèn luyện được kĩ năng thực nghiệm, tác phong nghiên cứu khoa học, vừa chiếm lĩnh được kiến thức khoa học.

+ Bài tập thực nghiệm phát huy được tối đa nguồn tri thức, kĩ năng đã có của học sinh vừa để tìm kiếm tri thức mới, vừa rèn luyện năng lực vận dụng tích hợp nhiều nguồn tri thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

+ Trong quá trình thực hiện yêu cầu của bài tập thực nghiệm, đòi hỏi người học phải thực hiện các thao tác tư duy (như so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo) qua đó giúp người học phát triển năng lực tư duy thực nghiệm bộ môn Sinh học. Các bài tập thực nghiệm ở mức độ nhận thức cao sẽ giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; các em tự đưa ra các giả thuyết, tự bố trí, tiến hành các thực nghiệm để chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học mà mình đưa ra.

+ Bài tập thực nghiệm rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, tỉ mỉ trong công việc, hình thành ở các em niềm say mê đối với môn học, niềm tin đối với khoa học. Qua việc giải các bài tập thực nghiệm, giáo viên có thể phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, có niềm đam mê đối với môn học và đối với nghiên cứu khoa học.

+ Bài tập thực nghiệm tạo điều kiện tốt để học sinh tăng cường năng lực làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ; tăng cường năng lực giao tiếp và qua thảo luận, tranh luận sẽ rèn luyện cho các em năng lực lý giải, lập luận, phê phán một cách khoa học, năng lực trình bày một báo cáo khoa học.

+ Bài tập thực nghiệm giúp người học nâng cao chất lượng kiến thức; gắn kết học với hành.

+ Các bài tập thực nghiệm về vận dụng/ứng dụng kiến thức giúp hình thành ở người học ý thức, kĩ năng vận dụng/ứng dụng kiến thức sinh học vào

thực tiễn cuộc sống; biến những tri thức, kĩ năng thành hành động; góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học.

Như vậy, bài tập thực nghiệm sinh học vừa là phương pháp để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, rèn luyện những kĩ năng thực nghiệm, phát triển tư duy thực nghiệm khoa học, hình thành ở học sinh ý thức, kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú học tập và thái độ nghiêm túc trong khoa học; vừa là mục đích, nội dung, phương tiện trong dạy học Sinh học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 38)