Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 45 - 53)

- Tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận về kết quả nghiên cứu

1.3.5.Kết quả điều tra

Sau khi phân tích, xử lý số liệu từ 617 phiếu điều tra học sinh và 120 phiếu điều tra giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

1.3.5.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác thực hành bộ môn Sinh học

Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thực hành thí nghiệm bộ môn Sinh học ở các trường điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.5. Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thực hành thí nghiệm bộ môn Sinh học

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra giáo viên

Số lượng Tỉ lệ

Phòng thực hành, thí nghiệm của nhà trường

Có 115 95,8%

Không 5 4,2%

Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ công tác thực hành, thí nghiệm bộ môn Sinh học Đầy đủ 73 60,8% Chưa đầy đủ 47 39,2% Đảm bảo chất lượng để đạt

được kết quả thí nghiệm 31 25,8%

Chưa đảm bảo chất lượng để

đạt được kết quả thí nghiệm 89 74,2%

Những khó khăn chủ yếu về cơ sở vật chất để đáp ứng công tác thực hành, thí nghiệm Thiết bị, dụng cụ 38 31,2% Hóa chất 91 75,8% Mẫu vật 68 56,7%

Kết quả bảng 1.5 cho thấy có 60,8% giáo viên được hỏi cho rằng trường của các thầy/cô được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác thực hành thí nghiệm môn Sinh học. Tuy nhiên, chỉ có 25,8% giáo viên được hỏi cho rằng các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất đảm bảo chất lượng để đạt được kết quả thí nghiệm và có đến 74,2% giáo viên được hỏi cho rằng các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất chưa đảm bảo chất lượng để đạt được kết quả thí nghiệm. Khi được hỏi về những khó khăn chủ yếu để đáp ứng công tác thực hành, thí nghiệm thì có đến 75,8% giáo viên cho rằng khó khăn về hóa chất và 56,7% giáo viên cho rằng khó khăn về mẫu vật.

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng những khó khăn về trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tổ chức thực hành thí nghiệm trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông.

1.3.5.2. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Kết quả xử lý câu hỏi điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thực hành trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông được chúng tôi thể hiện ở bảng 1.6 dưới đây:

Bảng 1.6. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của thực hành trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Nội dung điều tra

Kết quả

GV HS

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông Rất cần thiết 97 80,8% 383 62,1% Cần thiết 23 19,2% 218 35,3% Bình thường 0 0% 16 2,6% Không cần thiết 0 0% 0 0% Tổng 120 100% 617 100%

Kết quả ở bảng 1.6 cho thấy, đa số giáo viên và học sinh đều đánh giá cao vai trò của thực hành trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông (với 100% giáo viên và 97,4% học sinh được hỏi đánh giá vai trò rất cần thiết và cần thiết) trong đó có 80,8% giáo viên và 62,1% học sinh đánh giá vai trò ở mức rất cần thiết của việc thực hành.

Để đánh giá việc cụ thể hóa nhận thức về vai trò của thực hành vào thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi thiết kế câu hỏi và tiến hành điều tra về thực trạng dạy học thực hành bộ môn Sinh học ở trường phổ thông, xử lý số liệu điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.7. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng và tổ chức thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Nội dung điều tra Kết quả GV HS Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Mức độ sử dụng thực hành thí nghiệm của giáo viên trong dạy học bộ môn Sinh học Thường xuyên 11 9,2% 51 8,3% Thỉnh thoảng 58 48,3% 186 30,1% Hiếm khi 35 29,2% 248 40,2% Không sử dụng 16 13,3% 132 21,4% Tổng 120 100% 617 100% Mức độ giáo viên thực hiện các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK Thực hiện đầy đủ 21 17,5% 61 9,9% Có thực hiện nhưng không đầy đủ 82 68,3% 430 69,7% Không thực hiện 17 14,2% 126 20,4% Tổng 120 100% 617 100%

Số liệu ở bảng 1.7 cho thấy mức độ sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông của giáo viên là chưa cao (chỉ có 9,2% giáo viên được hỏi cho rằng thường xuyên sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học và có 8,3% học sinh nhất trí cho rằng giáo viên thường xuyên sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học). Phần lớn giáo viên thỉnh thoảng và hiếm khi sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học. Số liệu điều tra cũng cho thấy có 13,3% giáo viên được hỏi cho biết họ không sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học và con số này còn cao hơn khi hỏi học sinh (có đến 21,4% học sinh được hỏi cho biết giáo viên không sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học).

Qua điều tra và xử lý số liệu ở bảng trên, chúng tôi nhận thấy trong thực tiễn dạy học có rất ít giáo viên thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong SGK (chỉ có 17,5% giáo viên cho rằng mình thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong SGK) và có 20,4% học sinh được hỏi cho rằng giáo viên không thực hiện các bài thực hành thí nghiệm trong SGK.

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng giáo viên nhận thức rõ về vai trò của thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học mức độ sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm

và mức độ thực hiện các bài thực hành thí nghiệm trong SGK của giáo viên là chưa cao

Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi tiến hành thiết kế câu hỏi tìm hiểu một số khó khăn ảnh đến công tác tổ chức thực hành thí nghiệm của giáo viên, kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 1.8. Kết quả điều tra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng tổ chức thực hành thí nghiệm của giáo viên trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra giáo viên

Số lượng Tỉ lệ Những lý do khiến giáo viên ít tổ chức các bài thực hành, thí nghiệm cho học sinh

Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết

bị, dụng cụ, hóa chất 77 64,2%

Mất nhiều thời gian chuẩn bị 107 89,2%

Nội dung thực hành thí nghiệm

khó thực hiện 19 15,8%

Lớp học đông học sinh nên khó

tổ chức 98 81,7%

Giáo viên chưa có nhiều kĩ năng

để tổ chức thực hành thí nghiệm 13 10,8%

Giáo viên ít hứng thú với phương pháp thực hành thí nghiệm 5 4,2% Học sinh ít hứng thú với phương pháp thực hành thí nghiệm 3 2,5%

Số liệu bảng 1.8 cho thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo viên ít tổ chức thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông chủ yếu là do: 1) Việc tổ chức thực hành thí nghiệm mất nhiều thời gian chuẩn bị; 2) Lớp học đông học sinh nên khó tổ chức; 3) Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất. Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng không phải giáo viên và học sinh ít có hứng thú với phương pháp thực hành thí nghiệm.

Từ những thực trạng điều tra trên, chúng tôi nhận định rằng việc xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông là một giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục một số khó khăn trong thực tiễn dạy

học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học thực hành bộ môn Sinh học. Để có thêm cơ sở thực tiễn cho nhận định này, chúng tôi tiến hành điều tra nhận thức của giáo viên về xây dựng và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học cũng như điều tra những mong muốn của học sinh trong việc giáo viên sử dụng nhiều bài tập thực hành thí nghiệm hơn trong dạy học. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 1.9 dưới đây.

Bảng 1.9. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và mong muốn của học sinh đối với việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học

Nội dung điều tra

Kết quả

GV HS

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Việc xây dựng và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông Rất cần thiết 26 21,7% Cần thiết 73 60,8% Bình thường 18 15,0% Không cần thiết 3 2,5% Tổng 120 100%

Mong muốn giáo viên sử dụng nhiều bài tập thực hành thí nghiệm hơn trong dạy học

Có 571 92,5%

Không 46 7,5%

Tổng 617 100%

Số liệu ở bảng 1.9 cho thấy, hầu hết các giáo viên được hỏi đánh giá cao vai trò của việc xây dựng và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học (82,5% giáo viên đánh giá ở mức rất cần thiết và cần thiết), trong khi đó có đến 92,5% học sinh được hỏi có mong muốn giáo viên sử dụng nhiều bài tập thực hành thí nghiệm hơn trong dạy học. Kết quả điều tra trên đã phần nào củng cố thêm cho nhận định về nhu cầu thực tiễn của giải pháp xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.

Để có thêm cơ sở thực tiễn cho việc định hướng xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong

dạy học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về mục đích của việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm và việc nhận định học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình thực nghiệm. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 1.10 và bảng 1.11.

Bảng 1.10. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mục đích của việc xây dựng và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra giáo viên

Số lượng Tỉ lệ

Việc xây dựng và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông nhằm mục đích chủ yếu Để tổ chức cho học sinh học tập chiếm lĩnh kiến thức mới 39 32,5% Để củng cố kiến thức cho học sinh 87 72,5% Để rèn luyện những kĩ năng, phát triển tư duy thực hành thí nghiệm cho học sinh

53 44,2%

Để kiểm tra, đánh giá học

sinh 45 37,5%

Mục đích khác 11 9,2%

Số liệu ở bảng 1.10 cho thấy, bài tập thực hành thí nghiệm được giáo viên sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, vào nhiều khâu khác nhau của quá trình dạy học. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy phần lớn giáo viên sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để củng cố kiến thức cho học sinh.

Bảng 1.11. Kết quả điều tra việc nhận định học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình thực nghiệm

Nội dung điều tra

Kết quả

GV HS

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Nhận định việc học sinh đề xuất các câu hỏi, giả thuyết

Tốt 6 5,0% 55 8.9%

nghiên cứu Trung bình 32 26,7% 218 35.3% Yếu 57 47,5% 199 32.3% Tổng 120 100% 617 100% Nhận định việc học sinh đề xuất/phân tích phương án thí nghiệm Tốt 15 12,5% 61 9,9% Khá 23 19,2% 110 17,8% Trung bình 45 37,5% 249 40,4% Yếu 37 30,8 197 31,9% Tổng 120 100% 617 100% Nhận định việc học sinh thực hiện các thao tác trong thí nghiệm Tốt 11 9,2% 41 6,6% Khá 18 15,0% 96 15,6% Trung bình 51 42,5% 182 29,5% Yếu 40 33,3% 298 48,3% Tổng 120 100% 617 100% Nhận định việc học sinh xử lý, phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận Tốt 17 14,2% 69 11,2% Khá 24 20,0% 97 15,7% Trung bình 45 37,5% 248 40,2% Yếu 34 28,3% 203 32,9% Tổng 120 100% 617 100%

Số liệu ở bảng 1.11 cho thấy, mức độ học sinh thực hiện nhiệm vụ trong các khâu của quá trình thực nghiệm còn rất hạn chế. Phần lớn giáo viên và ngay chính bản thân các em học sinh khi được hỏi đều nhận định rằng năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình thực nghiệm của học sinh chưa tốt. Kết quả điều tra này phản ánh thực trạng dạy học thực hành bộ môn Sinh hiện nay (còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất; giáo viên chưa thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm; chưa tăng cường xây dựng và sử dụng các bài tập thực nghiệm trong dạy học…) cũng như mục đích của việc sử dụng thực hành thí nghiệm trong dạy học (chủ yếu là để củng cố kiến thức cho học sinh). Kết quả điều tra ở bảng 1.11 cho thấy việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bài tập thực nghiệm để phát triển các năng lực thành phần của năng lực thực nghiệm cho học sinh là cần thiết và có ý nghĩa góp phần cải thiện thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học hiện nay theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

- Kết quả điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đều đánh giá vai trò quan trọng của hoạt động thực nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường THPT.

- Việc dạy học thực hành bộ môn Sinh học ở các trường THPT nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa thuận lợi để giáo viên tổ chức các bài thực hành thí nghiệm cho học sinh. Phần lớn giáo viên chưa thực hiện đầy đủ các bài thực hành theo thời lượng quy định, chưa chủ động xây dựng bài tập thực nghiệm trong dạy học Sinh học. Giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh.

Có thể phân tích thực trạng trên dựa vào một số căn cứ sau:

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa thuận lợi (thiếu thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật hoặc các thiết bị, hóa chất không đảm bảo chất lượng, hoặc không đủ để tổ chức cho học sinh cả lớp) để giáo viên tổ chức các bài thực hành thí nghiệm cho học sinh.

- Giáo viên thường ngại tổ chức các bài thực hành thí nghiệm vì rất mất thời gian. Lớp học đông học sinh nên khó tổ chức.

- Một số bài thực hành thí nghiệm trong SGK chưa có độ phù hợp cao (về nội dung, về điều kiện thực hiện...) so với thực tiễn dạy học ở nhiều trường THPT hiện nay.

- Việc thiết kế các bài tập thực hành thí nghiệm để tổ chức dạy học đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, trí tuệ và sự tâm huyết của giáo viên.

Tuy giáo viên không tổ chức đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong SGK Sinh học THPT nhưng phần lớn giáo viên vẫn mong muốn có thêm nhiều hoạt động thực hành thí nghiệm hơn trong dạy học Sinh học THPT.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 45 - 53)