Năng lực trung bình Từ 20 đến 25 điểm Có ít nhất 2 tiêu chí đạt 5 điểm trở lên

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 99 - 102)

- Với yêu cầ ua và b của bài tập 1: Giáo viên giao cho học sinh về nhà thực hiện ngay sau khi học xong bài 3 Thoát hơi nước Kế hoạch hướng dẫn học

3Năng lực trung bình Từ 20 đến 25 điểm Có ít nhất 2 tiêu chí đạt 5 điểm trở lên

trở lên

4 Năng lực yếu Dưới 20 điểm Có từ 2 tiêu chí trở lên đạt

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ sau nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11.

1. Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung phần Sinh học cơ thể thực vật Sinh học 11, đề tài đã rà soát và đề xuất các nội dung kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể thiết kế thành các bài tập thực nghiệm để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm.

2. Đã đưa ra các nguyên tắc, đề xuất và phân tích quy trình xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh.

3. Đã xây dựng được hệ thống bài tập phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 và đưa ra định hướng, gợi ý sử dụng hệ thống bài tập này theo tiếp cận phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh.

4. Đã đề xuất các tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm và các mức độ của năng lực thực nghiệm; đề xuất phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực thực nghiệm (thông qua viết và quan sát); công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm (sử dụng các bài tập thực nghiệm với các tiêu chí cụ thể được mô tả bằng các Rubrics).

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra: Nếu xây dựng được hệ thống bài tập thực nghiệm và sử dụng chúng một cách hợp lý trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 thì sẽ phát triển được năng lực thực nghiệm cho học sinh.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm cho người học đòi hỏi cần có quá trình thực hiện theo một định hướng trên những vật liệu cụ thể. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài luận án, chúng tôi tiến hành triển khai thực nghiệm thông qua tất cả các bài học có sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 ở trường THPT, cụ thể gồm các bài học như sau:

Bảng 3.1. Các bài học triển khai thực nghiệm

STT Tên bài học

Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Bài 2 Quá trình vận chuyển các chất trong cây

Bài 3 Thoát hơi nước

Bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng Bài 5, 6 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Bài 7 Thực hành: Thực nghiệm thoát hơi nước và thực nghiệm về vai trò của phân bón

Bài 8 Quang hợp ở thực vật

Bài 10 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Bài 12 Hô hấp ở thực vật

Bài 13 Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit Bài 14 Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Bài 23 Hướng động

Bài 25 Thực hành: Hướng động Bài 35 Hooc môn thực vật

Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa

Bài 43 Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

3.3. Phương pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm

- Chọn giáo viên có hứng thú với nội dung thực nghiệm. - Đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm dạy học Sinh học 11.

3.3.2. Chọn lớp thực nghiệm và chọn lớp đối chứng

Ở mỗi trường triển khai thực nghiệm đều chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trên cơ sở sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo có sự tương đồng về điều kiện học tập, kết quả đầu vào và năng lực học tập của học sinh.

- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do cùng 1 giáo viên dạy.

Kết quả: Việc triển khai thực nghiệm sư phạm được chúng tôi tiến hành ở 4 trường THPT trong năm học 2013 – 2014, cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Một số thông tin về trường, lớp và giáo viên triển khai thực nghiệm

STT Trường triển khai thực nghiệm Số lớp

TN

Số lớp

ĐC Giáo viên dạy

1 Trường THPT Nho Quan C – Ninh Bình 1 1 Đặng Văn Phương2 Trường THPT Vũ Duy Thanh – Ninh Bình 1 1 Phạm Trung Kiên

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 99 - 102)