PHẦN II I KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 124 - 127)

- Xin ý kiến của giáo viên

3 Năng lực phân tích kết quả thực

PHẦN II I KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Sau thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1.1. Đề tài đã xác định được khái niệm năng lực thực nghiệm của học sinh phổ thông, theo đó năng lực thực nghiệm của học sinh phổ thông được hiểu là sự làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lý để thực hiện thành công nhiệm vụ thực nghiệm trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Đồng thời đề tài đã đề xuất được cấu trúc năng lực thực nghiệm của học sinh phổ thông với 4 năng lực thành phần gồm: năng lực hình thành giả thuyết thực nghiệm; năng lực thiết kế phương án thực nghiệm; năng lực tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm; năng lực phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.

1.2. Đề tài đã xác định được khái niệm bài tập thực nghiệm là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực nghiệm, qua đó phát triển năng lực thực nghiệm cho người học. Đồng thời đề tài đã đề xuất được các dạng bài tập thực nghiệm theo định hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho người học bao gồm: Bài tập hình thành giả thuyết thực nghiệm, bài tập về phương án thực nghiệm, bài tập về kĩ năng thao tác tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm, bài tập phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.

1.3. Đã đề xuất được quy trình xây dựng bài tập thực nghiệm (với 5 bước:

1) Xác định mục tiêu tổng quát của chương trình, của từng chương và mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học; 2) Xác định các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm có thể xây dựng được thành bài tập thực nghiệm để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; 3) Xác định loại bài tập thực nghiệm và hình thức thực hiện bài tập thực nghiệm sẽ được xây dựng; 4) Thiết kế bài tập thực nghiệm dựa trên các nguyên tắc đã đề ra; 5) Sắp xếp bài tập thực nghiệm thành hệ thống phù hợp với logic dạy học) để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh

học cơ thể thực vật - Sinh học 11 nói riêng và trong dạy học Sinh học THPT nói chung. Đồng thời, vận dụng quy trình đề xuất, đề tài đã xây dựng được hệ thống các bài tập phần Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 THPT theo tiếp cận phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh, với 36 bài tập thực nghiệm đã được xây dựng. Hệ thống các bài tập này đã được kiểm chứng bằng xin ý kiến chuyên gia và bằng thực nghiệm sư phạm.

1.4. Đã đề xuất được quy trình sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm (với 3 giai đoạn: 1) Lựa chọn các bài tập thực nghiệm sử dụng cho bài học và sắp xếp chúng theo logic sử dụng; 2) Sử dụng bài tập thực nghiệm; 3) Đánh giá hiệu quả sử dụng bài tập thực nghiệm) để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 nói riêng và trong dạy học Sinh học THPT nói chung.

1.5. Đã đề xuất được các tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh phổ thông (với 4 tiêu chí gồm: 1) Năng lực hình thành giả thuyết thực nghiệm; 2) Năng lực thiết kế phương án thực nghiệm; 3) Năng lực tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm; 4) Năng lực phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận) và đề xuất các mức chất lượng của từng tiêu chí.

1.6. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy hệ thống bài tập được xây dựng và sử dụng theo quy trình đề xuất đã phát triển được năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 THPT. Kết quả này đã chấp nhận giả thuyết khoa học mà đề tài luận án đặt ra ban đầu.

2. Kiến nghị

Sau thời gian nghiên cứu đề tài luận án, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 2.1. Tiếp tục triển khai thực nghiệm hệ thống bài tập đã được xây dựng vào dạy học Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 THPT trong các trường THPT.

2.2. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng quy trình xây dựng, sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học các phần khác

nhau của chương trình Sinh học phổ thông nói riêng và trong dạy học các môn Khoa học thực nghiệm nói chung.

2.3. Cần đưa nội dung xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh vào học phần phương pháp dạy học bộ môn Sinh học trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm ngành Sinh học và đưa nội dung này vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên bộ môn Sinh học ở các trường phổ thông nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh.

2.4. Cần tiếp tục có những nghiên cứu để đề xuất cấu trúc và chuẩn năng lực thực nghiệm của học sinh Trung học phổ thông Việt Nam trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

2.5. Cần tiếp tục có những nghiên cứu để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, cũng như các công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh phổ thông.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w