sách giáo khoa, kế hoạch dạy học hiện hành
Việc khai thác PISA vào dạy học môn Toán cần phải đảm bảo sự tôn trọng, kế thừa chương trình, SGK, kế hoạch dạy học hiện hành.
Sự kiện nước ta tham gia vào PISA vào năm 2012 đã giúp cho việc tìm hiểu, khai thác PISA vào dạy và học môn Toán trở thành một nhu cầu thực tế trước hết là với những tỉnh, thành phố sẽ tham gia vào cuộc kiểm tra đánh giá và phạm vi có thể tiếp tục được mở rộng nếu nước ta tham gia các kì khảo sát tiếp theo. Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày ở trên, PISA chú trọng kiểm tra kỹ năng vận dụng toán học vào đời sống thực, nội dung kiểm tra đánh giá được hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia nên chúng chỉ quan hệ thứ yếu với các mạch nội dung chương trình. Hơn nữa, thiết kế các bài tập của PISA thường là tích hợp các nội dung toán học trong một tình huống (chủ đề) thực tiễn nào đó. Cụ thể, những khái niệm có liên quan với nhau một cách thích hợp thì được “bó lại” và được thể hiện tích hợp trong những tình huống thực tiễn cụ thể. Mặt khác, mức độ yêu cầu đối với mỗi nội dung kiến thức có những khác biệt nhất định so với yêu cầu về chuẩn chương trình của ta. Ta xem xét ví dụ sau đây:
Ví dụ 3.1: Nhà xoắn (Dịch từ [45], tr. 86)
Trong kiến trúc hiện đại, các tòa nhà thỉnh thoảng có hình dạng không bình thường. Hình 3.1 cho thấy một mô hình trên máy tính của một tòa nhà xoắn và sơ đồ tầng trệt và các la bàn chỉ ra sự định hướng của tòa nhà.
Hình 3.1: Mô hình 3D của tòa nhà xoắn
Câu hỏi 1: Tầng trệt của tòa nhà là lối vào chính và các cửa hàng. Ở phía trên còn có 20 tầng bao gồm các căn hộ. Sơ đồ của mỗi tầng cũng tương tự như tầng trệt nhưng mỗi tầng có hướng khác nhau với tầng bên dưới. Ước tính tổng chiều cao của tòa nhà theo đơn vị mét. Giải thích cách bạn tìm thấy câu trả lời.
Hình 3.2. Hình mô phỏng quang cảnh tòa nhà Hình 3.2: Hình mô phỏng quang cảnh tòa nhà
Câu hỏi 2: Hình 3.2 mô phỏng quang cảnh của tòa nhà từ một góc nhìn khác.
Quang cảnh trên được vẽ từ hướng: A. Hướng Tây Bắc
B. Hướng Đông Bắc C. Hướng Tây Nam D. Hướng Đông Nam
Câu hỏi 3: Mỗi căn hộ ở các tầng trên có độ “xoắn” nhất định so với tầng 1. Tầng trên cùng (tầng thứ 20 ở trên tầng trệt) vuông góc với mặt sàn tầng trệt. Bản vẽ dưới đây đại diện cho tầng trệt (hình 3.3)
Hình 3.3. Bản vẽ tầng trệt
Hãy vẽ trong sơ đồ này sơ đồ của tầng thứ 10 ở phía trên của tầng trệt. Chỉ ra xem tầng này nằm như thế nào so với tầng trệt?
Ví dụ 3.1 là một bài tập phản ánh khá đầy đủ những tư tưởng của PISA. Cụ thể là tình huống đưa ra phát sinh từ một vấn đề có thực trong cuộc sống đó là ước lượng chiều cao, chiều dài, khoảng cách…Nội dung câu hỏi mang tính tổng hợp, phản ánh quan điểm tích hợp liên môn đó là kết hợp giữa kỹ năng toán học như kỹ năng tính toán, ước lượng với kỹ năng đọc bản vẽ kĩ thuật giúp kiểm tra những kiến thức, kỹ năng học sinh đã được trang bị để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những bài tập dạng như trên (ví dụ 3.1) chưa thật sự phù hợp để đưa vào sử dụng trong dạy học môn Toán ở nước ta. Trước hết, do các dạng bài tập có liên quan đến ước lượng chưa xuất hiện nhiều trong chương trình giảng dạy cũng như trong kiểm tra đánh giá môn Toán hiện nay. Hơn nữa, nội dung về đọc bản vẽ kĩ thuật cũng là nội dung khó (học sinh được học cả ở bậc Trung học cơ sở và bậc THPT). Với bài tập này, tình huống đưa ra không thật gần gũi với đa số
học sinh Việt Nam. Vì vậy, các em sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu yêu cầu thực sự của bài tập.
Dựa vào ví dụ 3.1, ta có thể bỏ bớt một số dữ kiện để phù hợp hơn với tình hình dạy học thực tế ở Việt Nam.
Ví dụ 3.2: Nhà cao tầng
Một tòa nhà cao tầng vừa hoàn thiện có cấu trúc như sau: tầng một của tòa nhà là lối vào chính và các cửa hàng. Ở phía trên còn có 20 tầng bao gồm các căn hộ. Hãy ước tính tổng chiều cao của tòa nhà theo đơn vị mét. Giải thích cách bạn tìm thấy câu trả lời?
Chính vì vậy, trong luận văn này một mặt chúng tôi cố gắng đưa ra những phương án khai thác một số bài tập trong PISA hoặc xây dựng bài toán kiểu PISA có nội dung phù hợp với yêu cầu, mục đích dạy học của chương trình, SGK, kế hoạch dạy học hiện hành, thời lượng dạy học trên lớp. Mặt khác, tận dụng những bối cảnh, tình huống được đưa ra nhưng thay đổi hình thức câu hỏi, nội dung câu hỏi, Việt hóa (nếu cần) để dạy học một số nội dung cụ thể.