Cơ sở xây dựng và sử dụng câu hỏi và bài toán trong dạy học toán THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 47)

toán THPT

1.5.3.1. Xây dựng và sử dụng câu hỏi, hệ thống câu hỏi, bài toán phải dựa trên mục tiêu của nội dung chương trình toán THPT

Câu hỏi, hệ thống câu hỏi trong dạy học không nằm ngoài mục đích đạt được mục tiêu của chương trình toán THPT. Đó là các mục tiêu đào tạo học sinh THPT về kiến thức, kỹ năng về tư duy và thái độ học tập.

- Về kiến thức toán THPT: Mục tiêu đặt ra là cung cấp cho học sinh kiến thức, phương pháp phổ thông cơ bản, thiết thực đó là các kiến thức về số học, đại số, giải tích và hình học. Về số học, đại số và giải tích bao gồm các nội dung: các tập hợp số, các phép biến đổi đồng nhất, phương trình và bất phương trình, hàm số và đồ thị, những yếu tố của phép tính vi tích phân, những yếu tố tổ hợp và xác suất. Hình học bao gồm các nội dung: những khái niệm hình học, những đại lượng hình học, những hệ thức lượng trong hình học,các phép biến hình (dời hình và đồng dạng), vectơ và tọa độ.

- Về kỹ năng toán học: Hình thành và rèn luyện các kĩ năng như thực hiện được các phép tính lũy thừa, khai căn, lôgarit trên tập hợp số thực và một số phép tính đơn giản trên tập số phức; khảo sát được một số hàm số cơ bản như hàm số bậc hai, bậc ba, hàm số bậc bốn trùng phương, hàm số

dcx cx b ax y + +

= , hàm lượng giác, hàm số mũ, hàm số lôgarit; giải thành thạo phương trình, bất phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình bậc nhất, giải được một số phương trình lượng giác, phương trình và bất phương trình mũ và lôgarit đơn giản; giải được một số bài toán về biến đổi lượng giác, lũy thừa, mũ, lôgarit, về dãy số, về giới hạn của dãy số và hàm số; tính được đạo

hàm, nguyên hàm, tích phân của một số hàm số; vẽ hình, vẽ biểu đồ, đo đạc, tính độ dài, góc, diện tích, thể tích, viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip, mặt phẳng, mặt cầu; thu thập và xử lí số liệu, tính toán về tổ hợp và xác suất; ước lượng kết quả đo đạc và tính toán; sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán; suy luận và chứng minh; giải toán và vận dụng kiến thức toán trong học tập và đời sống.

- Về tư duy: rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic; các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp); các phẩm chất của tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo; khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác, phát triển trí tưởng tượng không gian.

- Về tình cảm và thái độ: có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo; có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn toán.

1.5.3.2. Xây dựng và sử dụng câu hỏi, hệ thống câu hỏi, bài toán phải dựa trên cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi

Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Năng lực cảm thụ được nâng cao. Trí nhớ và sự chú ý cũng phát triển rõ rệt. Hoạt động tư duy của học sinh phát triển mạnh, ở thời kì này học sinh đã có khả năng tư duy lí luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Ở lứa tuổi này sự tự ý thức của các em phát triển mạnh. Ở các em đã xuất hiện ý thức làm chủ, làm người lớn, muốn được thể hiện mình, được tự mình khám phá. Khả năng tư duy của các em đã phát triển mạnh, do đó câu hỏi, hệ thống câu hỏi phải chú ý thu hút, gây ấn tượng, gây hứng thú cho học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 47)