Sử dụng khi tự học ở nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 122 - 124)

211 208 205 202 199 196 Nhịp tim tối đa được khuyến cáo mớ

3.3.2. Sử dụng khi tự học ở nhà

Với nội dụng kiến thức mang tính thực tiễn, liên quan đến đời sống hoặc những nội dung kiến thức đòi hỏi thời gian nghiên cứu dài hơn, GV có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu, thực hiện bài tập trước ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo tại lớp trong giờ ôn tập, luyện tập hoặc thực hành. Với thời lượng tiết học 45 phút, mà việc rèn luyện kĩ năng làm bài tập tính toán cho học sinh thường mất nhiều thời gian, để khắc phục vấn đề này giáo viên có thể cho các em làm bài tập cá nhân ở nhà sau đó GV có thể chấm, chữa bài tại lớp cho một vài bạn để các bạn khác rút kinh nghiệm. Như vậy, các em sẽ có thời gian nghiên cứu, thảo luận nhóm và thảo luận bài tập tốt hơn. GV cũng có thể giao nhiệm vụ cho các em thu thập thông tin, số liệu từ cuộc sống phục vụ cho các tiết học thực hành hoặc dựa vào đó để xây dựng các bài toán thực tiễn. Cách làm này không những giúp các em thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn, rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin mà còn tạo cho các em hứng thú, niềm say mê khi học tập môn toán. Sau đây là một số ví dụ minh họa.

Sau khi học xong bài “Xác suất của biến cố” (Đại số 10 cơ bản) giáo viên có thể cho các nhóm học sinh giải bài toán sau:

Ví dụ 3.30: Bảng trò chơi ở hội chợ (Theo [41, tr. 13])

Ở một hội chợ, các người chơi ném các đồng xu vào một bảng được kẻ những ô vuông. Nếu một đồng xu dính vào biên, nó bị loại. Nếu lăn ra khỏi bảng, nó sẽ được ném lại. Nhưng nếu đồng xu nằm lọt vào trong ô vuông, người chơi thắng được đồng xu lại và thêm một phần thưởng.

Xác suất để thắng ở trò chơi này là bao nhiêu?

Đây là một bài toán mở vì để giải được nó bắt buộc phải có thêm các thông tin liên qua đến bán kính của đồng xu và độ dài cạnh mỗi ô vuông. Tuy nhiên, giáo viên chỉ nên nêu mô hình bài toán như vậy còn giải quyết như thế nào bắt buộc các nhóm học sinh phải cùng thảo luận và đưa ra các giả thiết bổ sung và tìm kết quả. Ở nhà các nhóm có thể tự tạo ra đồng xu, bảng kẻ ô vuông như mô hình và lập luận để giải được bài toán trên cần bổ sung thêm thông tin gì, kết quả bài toán phụ thuộc thế nào về kích thước của đồng xu và độ dài cạnh hình vuông. Các em có thể sẽ phải tiến hành đo đạc, ước lượng trên mô hình thực tế để tính toán. Từ đó, học sinh xem xét những đồng xu có kích cỡ khác và tổng quát hóa bài toán bằng cách diễn đạt lời giải của mình theo ngôn ngữ đại số. Rõ ràng, việc đưa bài toán này cho học sinh tự giải ở nhà theo nhóm là phù hợp. Nó không chỉ tiết kiệm thời gian củng cố kiến thức về phần xác suất của biến cố mà còn giúp các em học sinh rèn luyện các kĩ

năng đo đạc, tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa....

Ví dụ 3.31: Trước khi học bài ôn tập chương V (Đại số 10 cơ bản) giáo

viên có thể yêu cầu các nhóm học sinh điều tra và thu thập số liệu thống kê trên lớp học theo một dấu hiệu nào đó do nhóm tự lựa chọn (ví dụ như điểm kiểm tra toán của từng học sinh trong kì kiểm tra gần nhất, thời gian dành cho học toán ở nhà của mỗi học sinh, chiều cao của mỗi học sinh...) sau đó yêu cầu phân tích, xử lí số liệu thống kê thu thập được rút ra kết luận và đề xuất các kiến nghị.

Trong thời lượng một tiết học, giáo viên và học sinh chỉ có thể cùng giải quyết được một bài toán chung cho cả lớp nhưng với cách làm chia nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ về nhà như trên chúng ta sẽ tạo ra được lượng bài tập phong phú hơn nữa việc thu thập số liệu cũng không mất nhiều thời gian, không gây ồn ào ảnh hưởng tới những lớp khác. Các em học sinh cũng cảm thấy hào hứng hơn khi tham gia hoạt động chung như vậy.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w