Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa toán học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 124 - 131)

211 208 205 202 199 196 Nhịp tim tối đa được khuyến cáo mớ

3.3.3. Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa toán học

Hoạt động ngoại khóa bộ môn toán là một hình thức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định; được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức và kĩ năng bộ môn toán đã được học trong chương trình chính khóa đồng thời giáo dục học sinh một cách toàn diện. Vai trò bao trùm của hoạt động ngoại khóa là nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học nội khóa, theo các mục đích khác nhau được đặt ra. Nội dung hoạt động ngoại khóa không bị hạn chế ngặt nghèo bởi chương trình mà có thể mềm dẻo, cách tổ chức linh hoạt, nên có thể lựa chọn được những nội dung và hình thức tổ chức thích hợp để đạt hiệu quả cao đồng thời gây hấp dẫn đối với học sinh. Qua những hoạt động ngoại khóa học sinh có thể rèn luyện cách thức làm việc

tập thể, có phân công nhiệm vụ, có người chỉ huy điều khiển, có trao đổi, bàn bạc…Những hoạt động ngoại khóa cũng góp phần khơi gợi, thúc đẩy lòng ham muốn tìm hiểu thêm về toán học và về những vận dụng toán học vào thực tế. Có khi một buổi ngoại khóa nào đó lại có tác dụng như, một “cú hích” ban đầu, giúp một em học sinh say mê đi vào con đường hoạt động vận dụng toán học và đạt những thành công trên con đường đó.

Các hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp học sinh (không kể đến những hoạt động riêng như hoạt động của nhóm học sinh giỏi) thường được thực hiện dưới một số hình thức như: nói chuyện ngoại khóa, tham quan, câu lạc bộ, làm báo toán, trò chơi…Số lượng học sinh tham gia có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào hình thức tổ chức và quy mô của buổi ngoại khóa. Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa toán học cho học sinh chúng ta nên gắn kết với nội dung cụ thể trong chương trình môn toán và lựa chọn thời điểm tiến hành cho thích hợp. Trong ngoại khóa có thể kết hợp nội dung toán học với kiến thức môn khác, với những hoạt động thực tế, thực hành, gắn với địa phương. Học sinh có thể tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng như vào quá trình thực hiện buổi ngoại khóa. Những công việc tham gia chuẩn bị các hoạt động được tiến hành sẽ tạo sự hấp dẫn hơn, gây ấn tượng tốt hơn đối với học sinh và làm cho buổi ngoại khóa có thể đạt kết quả cao hơn.

Ta có thể khai thác một số các bài tập phù hợp trong PISA hoặc xây dựng một số bài toán kiểu PISA vào dạy học ngoại khóa theo các hướng như:

- Khai thác việc vận dụng các kỹ năng toán học gần gũi thực tế: kỹ năng tính toán, ước lượng; kỹ năng đọc biểu đồ, đồ thị…vào dạy học theo hình thức nói chuyện ngoại khóa kết hợp với thực hành.

- Khai thác một số bài tập phù hợp để tổ chức ngoại khóa toán học theo mạch kiến thức hoặc theo kiến thức từng khối lớp.

Một trong những đặc điểm của nổi bật của hoạt động ngoại khóa dễ tạo hứng thú cho HS do là tính không quá gò bó về thời gian, cũng như chuẩn nội dung, kiến thức nên ta có thể đưa vào các câu hỏi với hình thức đa dạng (câu

hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở) giúp tạo hứng thú, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết cho HS.

Chẳng hạn để nâng cao hiểu về kỹ năng đọc hiểu đồ thị, biểu đồ trong thực tế ta có thể đưa ra một số bài toán sau:

Ví dụ 3.32: Xích đu (Dựa theo [45, tr. 63])

Dung đang ngồi trên một chiếc xích đu. Bạn ấy bắt đầu đánh đu. Bạn ấy cố gắng đu lên mức cao có thể được. Sơ đồ nào trong hình 3.11 thể hiện tốt nhất độ cao từ bàn chân bạn ấy đến mặt đất như trong lúc bạn ấy đang đánh đu?

Hình 3.11: Sơ đồ mô tả độ cao bàn chân của Dung

Ví dụ 3.33: Kỳ nghỉ (dịch từ [40], tr. 88)

Độ cao của chân

Thời gian Thời gian

Độ cao của chân

A

Độ cao của chân

Thời gian Thời gian

Độ cao của chân

B

Hình 3.12 và hình 3.13 cho thấy sơ đồ đường đi giữa các thị trấn trong một khu vực và khoảng cách giữa chúng tính bằng km.

Hình 3.12: Sơ đồ đường đi giữa các thị trấn

Hình 3.13: Khoảng cách ngắn nhất giữa các thị trấn

Câu hỏi: Tính khoảng cách đường bộ ngắn nhất giữa Nuben và Kado.

Ví dụ 3.34: Thắng xe (Dịch từ [46, tr. 36])

Khoảng cáchtối thiểu để dừng một chiếc xe ô tô đang chạy là tổng của quãng đường xe đi được trong thời gian từ khi người lái xe phát hiện ra tín hiệu bất thường cho đến khi bắt đầu đạp phanh (thời gian phản ứng) và quãng đườngxe đi sau khi phanh.

Biểu đồ dạng “con ốc” sau đây (hình 3.14) cho biết khoảng cách để dừng lại về mặt lý thuyết của một chiếc xe tốt (phanh và lốp xe trong tình trạng hoàn hảo, đường khô, bề mặt đường tốt) và sự phụ thuộc của khoảng cách ấy với tốc độ của xe.

Hình 3.14: Biểu đồ về khoảng cách tối thiểu để ô tô có thể dừng lại

Khoảng cách tối thiểu để xe có thể dừng lại Thời gian tối thiểu để xe có thể dừng lại

Quãng đường xe đi sau khi đạp phanh

Quãng đường xe đi được tương ứng với thời gian phản ứng của lái xe

Câu hỏi 1: Nếu xe đang đi với vận tốc 100 km/h thì quãng đường xe đi được tương ứng với thời gian phản ứng của lái xe là bao nhiêu?

Câu hỏi 2: Nếu xe đang đi với vận tốc 100 km/h thì khoảng cách tối thiểu để xe dừng lại là bao nhiêu?

Câu hỏi 3: Nếu xe đang đi với vận tốc 110 km/h, xe có thể dừng hẳn sau thời gian tối thiểu là bao lâu?

Câu hỏi 4: Nếu xe đang đi với vận tốc 110 km/hm, quãng đường xe đi sau khi lái xe đã đạp phanh là bao nhiêu?

Câu hỏi 5: Một người khác đi trên một con đường tốt (mặt đường khô, chất lượng bề mặt tốt) đã gặp sự cố và phải dừng xe. Khoảng cách xe đi cho đến lúc dừng hẳn là 70.7 m. Hỏi tốc độ xe trước khi đạp phanh là bao nhiêu?

Tùy theo mục đích, thời lượng của buổi ngoại khóa ta có thể thêm, bớt, thay đổi hình thức, đưa ra bài toán tương tự hoặc bài toán mới có nội dung thực tiễn nhằm giúp HS cảm thấy thích thú đồng thời có điều kiện vận dụng toán học vào thực tiễn một cách tự nhiên, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cũng như bồi dưỡng lòng yêu thích với việc học và tìm hiểu về môn Toán.

Để giúp các em có thêm những hiểu biết về cuộc sống thực tiễn và rèn luyện kĩ năng tính toán, phân tích, củng cố kiến thức cho phần xác suất thống kê chúng ta có thể đưa ra bài toán sau vào chương trình ngoại khóa.

Ví dụ 3.35: Những cặp song sinh( Trích từ [7, tr. 59])

Một câu hỏi thường xuyên được đặt ra về những cặp song sinh là “Họ có giống nhau hay

không?”.

Những cặp song sinh cùng trứng phát triển khi một phôi

chia tách thành hai, cho kết quả là hai đứa trẻ giống hệt nhau về mặt di truyền cùng phát triển.

Những cặp song sinh không cùng trứng xuất hiện khi hai phôi khác nhau phát triển độc lập. Mối quan hệ về di truyền giữa các cặp song sinh không cùng trứng giống như những cặp anh chị em không phải là sinh đôi (anh em hoặc chị em).

Ở Châu Âu, cứ trong 80 ca sinh thì có 1 ca sinh đôi. Khoảng 34% ca sinh đôi là các cặp song sinh cùng trứng.

Câu hỏi 1: Hoàn thành bảng sau, cho biết con số ước tính của số ca có các cặp song sinh trong 1000 ca sinh ở Châu Âu:

Con số ước đoán trên 1000 ca sinh ở châu Âu

Các ca sinh đôi (cùng trứng và khác trứng)

Các ca sinh đôi cùng trứng Các ca sinh đôi khác trứng

Câu hỏi 2: Những cặp song sinh có cả trai và gái chắc chắn là song sinh khác trứng. Có bao nhiêu phần trăm các ca sinh đôi là song sinh có cả trai và gái ở châu Âu?

1. 17%2. 25% 2. 25% 3. 33% 4. 50%

Câu hỏi 3: Các nghiên cứu về bệnh lý y học của những cặp song sinh thường rất hữu ích trong việc xác định những ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Trong một nghiên cứu, những cặp song sinh được đưa vào bốn nhóm:

Những cặp song sinh cùng trứng lớn lên trong cùng một môi trường Những cặp song sinh cùng trứng lớn lên trong các môi trường khác nhau Những cặp song sinh khác trứng lớn lên trong cùng một môi trường Những cặp song sinh khác trứng lớn lên trong các môi trường khác nhau.

Đối với mỗi nhóm trong bốn nhóm trên, nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ phần trăm các cặp song sinh mà chỉ có một người có bệnh lý y học. Nếu bệnh lý y học do các yếu tố di truyền gây ra, thì có thể quan sát thấy nhiều nhất ở tình huống nào dưới đây?

Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện cao hơn nhóm (2). Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện thấp hơn nhóm (2). Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện cao hơn nhóm (3). Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện thấp hơn nhóm (3). Nhóm (3) có tỉ lệ xuất hiện thấp hơn nhóm (4).

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 124 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w