KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 142 - 145)

211 208 205 202 199 196 Nhịp tim tối đa được khuyến cáo mớ

KẾT LUẬN CHUNG

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1) Luận văn đã trình bày những vấn đề tổng quan về PISA cũng như tiềm năng khai thác, xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học phổ thông.

2) Đã làm rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho HS ý thức tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán.

3) Đã tiến hành tìm hiểu việc liên hệ thực tiễn trong chương trình và SGK cũng như tình hình dạy học theo hướng liên hệ với thực tiễn ở bậc THPT.

4) Đã xác định những tư tưởng chính của PISA, đặc điểm của những bài toán của PISA trên cơ sở đó đã đề xuất 3 định hướng, 2 con đường, 3 gợi ý xây dựng và cách sử dụng kiểu bài toán của PISA dạy học môn Toán bậc THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn.

5) Đã đưa ra 40 ví dụ minh họa để làm cơ sở dạy học cho GV theo hướng nghiên cứu của đề tài.

6) Đã tổ chức TNSP để minh hoạ tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đề xuất.

Hạn chế của đề tài:

1) Do vấn đề về bản quyền chúng tôi chỉ có thể tham khảo một số bài tập trong khung kiểm tra đánh giá qua các kì nên việc khai thác, xây dựng chỉ xuất phát từ góc nhìn với những bài tập đã có, chưa mang tính tổng thể.

2) Do hạn chế về thời gian thực hiện hơn nữa số lượng tài liệu cần tham khảo khá nhiều, chủ yếu là tiếng Anh nên còn nhiều nội dung chưa thể được khai thác triệt để.

3) Các ví dụ đưa ra trong luận văn chưa mang tính bao quát chương trình vì việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn không phải chủ đề nào cũng có thể thực hiện được một cách khả thi và hiệu quả.

Một số kiến nghị và đề xuất

Năm 2012, nước ta chính thức tham gia PISA. Đây là một cơ hội lớn để hội nhập vào một sân chơi quốc tế, nhờ đó có thể học tập các kinh nghiệm tiên tiến trong các lĩnh vực quan trọng của giáo dục: từ việc xác định các chuẩn giáo dục, thiết kế chương trình giáo dục, tổ chức dạy học, lựa chọn các phương pháp giảng dạy- học, đến việc đánh giá kết quả giáo dục. Tham gia vào PISA sẽ tạo cơ sở khách quan và khoa học cho việc đánh giá chất lượng thực sự của giáo dục phổ thông Việt Nam, giúp nhận rõ “thứ hạng” thực sự của học sinh Việt Nam trong mối tương quan chung với nhiều nước khác trên thế giới. Thông qua các phân tích PISA cặn kẽ, dựa trên các chứng cứ khách quan từ các bài làm của học sinh, chúng ta có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của nền giáo dục nước nhà, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chúng ta cần đưa ra những định hướng đổi mới nền giáo dục nước nhà theo hướng tích cực, góp phần giải quyết những câu hỏi như: Chương trình SGK hiện nay có phải là quá tải không? Có cần thiết giảm tải không? Nếu giảm tải, sẽ giảm tải như thế nào, ở những phần nào?... đồng thời đẩy mạnh việc dạy và học môn Toán theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn. Bởi vậy, để giúp việc khai thác sử dụng PISA vào việc dạy và học môn Toán có hiệu quả hơn, chúng tôi xin kiến nghị và đề xuất: 1) Tăng cường những bài toán có nội dung thực tiễn vào nội dung kiểm tra, đánh giá ở bậc trung học.

2) Tăng cường bài tập có nội dung thực tiễn nhằm rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như kĩ năng đọc hiểu đồ thị, biểu đồ, kĩ năng tính toán kết hợp ước lượng về chiều dài, diện tích, thể tích,...

3) Từng bước đưa những câu hỏi dạng mở vào nội dung kiểm tra và đánh giá của môn Toán ở bậc trung học.

4) Có định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của toán học trong thực tế và trình độ sử dụng công cụ tính toán, đo đạc cho GV và sinh viên sư phạm ngành Toán.

5) Có những tài liệu tham khảo chính thức về PISA giúp GV và HS biết, hiểu và có thể khai thác sử dụng PISA vào việc dạy và học môn Toán.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 142 - 145)