Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về việc sử dụng các bài toán thực tiễn, kiểu bài toán của PISA trong hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 57 - 63)

bài toán thực tiễn, kiểu bài toán của PISA trong hoạt động dạy học

Nhằm khảo sát thực trạng của vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên hai trường tổng số CBQL và GV được hỏi là 36 người, hầu hết trong số họ đã và đang dạy chương trình Toán THPT. Nội dung khảo sát được chúng tôi triển khai trên phiếu hỏi dạng Anket đóng, tạo thuận lợi cho người trả lời trong phạm vi thời gian có hạn (Xem phụ lục 2).

2.2.5.1. Nhận thức của GV về vai trò của bài toán thực tiễn và việc sử dụng chúng trong dạy học Toán THPT

* Nhận thức của CBQL và GV về chức năng của BTTT trong dạy học Toán THPT

Bảng 2.1 : Quan niệm về chức năng của BTTT trong dạy học toán THPT

TT Chức năng của BTTT trong dạy học Toán

THPT

Mức độ tán thành

Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Gợi động cơ phát hiện

tri thức, kĩ năng mới 9 25,00 20 55,56 7 19,44 2 Tạo cơ hội củng cố kiến

thức – kĩ năng. 27 75,00 8 22,22 1 2,78

3 Liên hệ giữa tri thức

toán học với thực tiễn. 32 88,89 3 8,33 1 2,78 4

Hình thành năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn

32 88,89 4 11,11 0 0

5 Tạo điều kiện cho GV

đổi mới PPDH 24 66,67 8 22,22 4 11,11

Kết quả trên cho thấy hầu hết CBQL và GV đã nhận thức đúng về chức năng, vai trò của bài toán thực tiễn trong dạy học Toán ở bậc THPT.

* Về vấn đề tự mình đề xuất bài toán thực tiễn cho các HĐ dạy học toán THPT, kết quả khảo sát thu được như sau: Số lượng người được hỏi cho biết trong quá trình dạy học đã tự đề xuất BTTT cho:

- Hoạt động hình thành KT-KN mới: 6/36 người, chiếm tỉ lệ 16,67% - Hoạt động củng cố KT-KN đã học: 8/36 người, chiếm tỉ lệ 22,22% - Hoạt động liên hệ thực tiễn: 17/36 người, chiếm tỉ lệ 47,22%

Cũng trong số 36 CBQL và GV được hỏi, có 18 người (chiếm tỉ lệ 50,00%) cho biết chưa từng thực hiện tự mình đề xuất bài toán thực tiễn cho các hoạt động dạy học Toán. Họ cho rằng nội dung trình bày trong SGK là pháp lệnh, là tối ưu, chỉ cần dạy cho đầy đủ những nội dung đó là tốt rồi. Từ thực trạng này, chúng tôi nhận định rằng đa số CBQL và GV mặc dù hiểu về vai trò của bài toán thực tiễn trong nâng cao hiệu quả dạy học Toán nhưng ngại thay đổi, chưa thực sự chủ động tìm tòi sáng tạo trong dạy học, chưa tự tin trong việc đưa cái mới khác SGK vào bài học. Đa số còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào SGK và sách giáo viên.

* Về mức độ sử dụng bài toán thực tiễn ở các hoạt động trong các tiết dạy học Toán THPT, kết quả điều tra thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng bài toán thực tiễn trong các tiết dạy

TT Mức độ sử dụng Chỉ Mức độ thực hiện (điểm) Điểm Thứ

4 3 2 1 1 Đề xuất BTTT tạo tình huống cho HĐ hình thành SL 1 2 3 30 % 2,78 5,56 8,33 83,33 2 Đề xuất BTTT phù hợp thay thế bài toán trong

SL 2 1 5 28 1,36 2

% 5,55 2,78 13,89 77,78

3 Đề xuất BTTT nhằm liên hệ giữa tri thức toán học

SL 7 5 5 19 1,99 1

% 19,44 13,89 13,89 52,78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chú thích: Điểm cho mỗi mức độ thể hiện như sau

4-rất thường xuyên; 3-thường xuyên;2-thỉnh thoảng;1-chưa từng thực hiện)

Trong số những GV đã từng sử dụng bài toán thực tiễn cho các hoạt động dạy học Toán được hỏi về mức độ sử dụng bài toán thực tiễn ở các hoạt động đó thì phần lớn đều chú trọng vào hoạt động liên hệ thực tiễn với việc đề xuất bài toán thực tiễn nhằm cho HS hiểu kiến thức Toán trong tiết dạy đó thể hiện ra sao trong thực tiễn chứ chưa thật sự đi sâu khai thác cách giải quyết nhằm hình thành kĩ năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS. Thực tế

này có thể lý giải được bởi hoạt động liên hệ thực tế là bắt buộc nhưng không phải tiết nào cũng có hoạt động này với tư cách là hoạt động độc lập và nếu có thì với mỗi bài học thời lượng giành cho nó chỉ 3-5 phút. Mức độ sử dụng bài toán thực tiễn trong các hoạt động hình thành kiến thức-kĩ năng mới hay hoạt động củng cố diễn ra không thường xuyên trong số những GV có sử dụng bài toán thực tiễn.

* Quan điểm của thầy cô về khó khăn cũng như thuận lợi trong việc đề xuất và sử dụng bài toán thực tiễn đối với các hoạt động dạy học Toán.

Nhận định về thuận lợi khi sử dụng bài toán thực tiễn:

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3 : Nhận định những thận lợi khi sử dụng BTTT

TT

Nhận định những thuận lợi khi sử dụng BTTT cho các HĐDH Toán

Mức độ tán thành

Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Gần gũi, phù hợp quá trình nhận thức của HS 33 91,67 1 2,78 2 5,55 2

Dễ gợi động cơ, tạo hứng thú học tập ở HS. 29 80,56 7 19,44 0 0 3 Xu thế đổi mới PPDH đang tác động tích cực. 19 52,78 15 41,67 2 5,55

4 Tạo cơ hội nâng cao

năng lực chuyên môn. 27 75,00 5 13.89 4 11,11 Từ kết quả điều tra cho thấy hầu hết CBQL và GV được hỏi đều có nhận thức đúng về thuận lợi khi sử dụng bài toán thực tiễn trong các hoạt động dạy học Toán. Đa số những GV được hỏi đều cho rằng bài toán thực

tiễn bao giờ cũng gần gũi với HS hơn là những bài toán xuất phát từ nội bộ Toán học, thuận lợi trong việc gợi động cơ, tạo hứng thú học tập. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng khi đề ra và sử dụng bài toán thực tiễn thay thế hình thức diễn đạt cũng như một số bài toán trong SGK có hiệu quả, người GV đã thể hiện sự làm chủ nội dung chương trình và mục tiêu của sách cũng như của từng bài học cụ thể; thể hiện sự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trong tổ chức dạy học Toán. Quá trình nghiên cứu, thể nghiệm đó sẽ tôi luyện khả năng chuyên môn ngày càng vững chắc.

Nhận định về khó khăn khi sử dụng bài toán thực tiễn:

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Nhận định những khó khăn khi đề xuất BTTT

TT Những khó khăn của GV trong việc đề xuất các BTTT

Mức độ tán thành

Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Khó... vì phải tương thích với nhiều điều kiện

22 61,12 7 19,44 7 19,44

2 Mất nhiều thời gian

và công sức chuẩn bị. 19 52,78 1 2,78 16 44,44 3

Kỹ năng của HS trong việc giải quyết vấn đề nảy sinh.

22 61,12 7 19,44 7 19,44

4

Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học

15 41,67 6 16,66 15 41,67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5

Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

26 72,22 3 8,34 7 19,44

Từ kết quả điều tra trên, trong số những người được hỏi, 61,12% cho rằng việc thiết kế các bài toán thực tiễn sao cho phù hợp là một việc khó; 52,78% cho rằng mất nhiều thời gian. Nhận định này là hoàn toàn phù hợp trong thực tế giảng dạy hiện nay. Có tới 61,12% cho rằng khó khăn do kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh từ bài toán thực tiễn của HS còn yếu. Nhận định này từ phía GV là chưa thoả đáng bởi vì kĩ năng giải quyết vấn đề của HS không chỉ được vận dụng trong giải quyết bài toán thực tiễn mà nó thường xuyên được rèn luyện trong các hoạt động học tập toán khác với các đối tượng Toán học khác nhau. Nhìn chung, nhận thức của CBQL và GV về khó khăn khi đề xuất bài toán thực tiễn là chưa đúng đắn, điều đó đã một phần gây trở ngại cho xu hướng và khả năng đề xuất bài toán thực tiễn cho các hoạt động dạy học Toán.

2.2.5.2. Nhận thức của GV về chương trình PISA, kiểu bài toán của PISA và việc sử dụng chúng trong dạy học Toán THPT.

Để tìm hiểu nhận thức của GV và CBQL về chương trình PISA chúng tôi đưa ra câu hỏi: Bạn có biết về chương trình PISA không? PISA là gì?, tác động của nó đến nền giáo dục các nước đã tham gia như thế nào, những tư tưởng cơ bản của nó là gì (bao gồm từ khung đánh giá, hình thức đề và các dạng câu hỏi, nội dung các bài tập cụ thể trong đánh giá của PISA… )?

Kết quả thu được cho thấy chỉ có một bộ phận rất nhỏ GV và CBQL đã từng nghe thông tin về chương trình này (số lượng 5/36 chiểm tỉ lệ 13,89%) còn đại đa số GV thì hoàn toàn chưa biết gì về chương trình này cũng như về lĩnh vực hiểu biết toán của chương trình. Chính vì vậy, việc xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của PISA trong dạy học toán còn rất hạn chế. Một số giáo viên trong quá trình dạy học đã có xây dựng và sử dụng bài toán thực tiễn gần giống với kiểu bài toán PISA ở một số khía cạnh nào đó và việc làm này cũng không được tiến hành thường xuyên nên hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 57 - 63)